Lần đầu tiên thế giới có liên minh điện gió ngoài khơi

09:37 | 27/09/2022

|
(PetroTimes) - Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Đan Mạch đang hợp tác thành lập một liên minh năng lượng gió ngoài khơi toàn cầu mới để khai phá tiềm năng và thúc đẩy đầu tư vào phong điện.
Lần đầu tiên thế giới có liên minh điện gió ngoài khơi

Công cuộc lan tỏa công nghệ điện gió ngoài khơi

Tại sự kiện được tổ chức công khai ở New York, Liên minh sẽ trình bày những tham vọng và tầm nhìn của họ.

Với tên gọi Liên minh Gió ngoài khơi Toàn cầu (Global Offshore Wind Alliance - GOWA), tổ chức mới này tự đề ra thách thức lớn: Tăng 670% công suất điện gió ngoài khơi được lắp đặt trên toàn thế giới. Như vậy, GOWA phải đẩy con số này từ 57 GW trong năm 2021 lên 380 GW trong năm 2030. GOWA dự định sẽ trở thành trung gian xúc tác thiết yếu để khai thác nguồn tài nguyên có tiềm năng công suất điện hơn 71.000 GW trên toàn thế giới.

Theo ông Dan Jørgensen - Bộ trưởng Khí hậu Đan Mạch, hợp tác quốc tế là điều quá rõ ràng: “Chúng tôi không thể tự mình đạt được mục tiêu này, nhưng chúng tôi có thể cùng nhau thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các khu vực công và tư nhân, cũng như giữa các quốc gia và khu vực hành chính. GOWA sẽ là nền tảng để chúng tôi đạt được mục tiêu này”.

Đan Mạch, với tư cách là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực điện gió, đã đề ra sáng kiến thành lập liên minh này. Trên thực tế, từ những năm 1970, Đan Mạch đã khai thác được những luồng gió thổi qua đất nước. Và 50 năm sau, Đan Mạch đã trở thành nhà vô địch về sản lượng năng lượng gió bình quân đầu người trên thế giới. Ông Dan Jørgensen chia sẻ kinh nghiệm: “Đan Mạch đã thành lập trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới vào năm 1991. Chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Từ lâu, chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm với mọi người trên thế giới”.

Đan Mạch sẽ tiếp tục duy trì đầu tư để cắt giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Lần đầu tiên thế giới có liên minh điện gió ngoài khơi

Nỗ lực chống lại nóng lên toàn cầu

Mục tiêu trên hết của GOWA là đáp ứng các mục tiêu khí hậu. Theo dự báo của IRENA và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), GOWA phải lắp đặt được 2.000 GW công suất điện gió ngoài khơi để bảo đảm mục tiêu hạn chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C.

Bà Laura Daniel-Davis - Trợ lý Bộ trưởng Quản lý đất đai và khoáng sản Mỹ cũng nhận định rằng thế giới không thể đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nếu không có sự hợp tác quốc tế: “Chúng tôi nhận ra giá trị của quyết định hợp tác toàn cầu về gió ngoài khơi và sự cần thiết tuyệt đối của mọi quốc gia trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu”.

Hơn nữa, với bối cảnh địa chính trị cực kỳ căng thẳng, năng lượng gió ngoài khơi là một cách để đẩy nhanh quá trình độc lập về năng lượng của Đan Mạch.

Ông Francesco La Camera - Tổng giám đốc IRENA bày tỏ suy nghĩ về chặng đường dài phía trước: “Tình trạng an ninh và khủng hoảng năng lượng tàn khốc buộc chúng tôi phải đánh giá lại tình hình. Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ là cánh cửa dẫn đến một tương lai mới, với cơ hội được khai thác đáng kể tiềm năng của gió”.

Mặt khác, GOWA đã mời nhiều đối tác công và tư nhân tham gia vào dự án, muốn gia tăng hợp tác để tạo ra những mối quan hệ đối tác mới.

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo cấp cao của Equinor tại Na UyTổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo cấp cao của Equinor tại Na Uy
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng thăm công trường lắp ráp Dự án Điện gió ngoài khơi đế nổi Hywind Tampen của Equinor tại Gulen, Na UyTổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng thăm công trường lắp ráp Dự án Điện gió ngoài khơi đế nổi Hywind Tampen của Equinor tại Gulen, Na Uy
Scotland vận hành trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhấtScotland vận hành trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất

Ngọc Duyên

AFP