Khủng hoảng khí đốt ở Lebanon

15:01 | 11/08/2021

|
(PetroTimes) - Lebanon, quốc gia đang chìm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong vòng một tuần nếu Ngân hàng Trung ương không thanh toán các khoản tiền cần thiết cho các nhà phân phối khí đốt.
Khủng hoảng khí đốt ở Lebanon
Xe ôtô xếp hàng dài chờ đổ nhiên liệu ở Lebanon

Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có ở Lebanon được đánh dấu đặc biệt bởi sự sụp đổ của đồng tiền quốc gia và lạm phát phi mã, đã gây ra tình trạng thiếu hụt đủ loại mặt hàng trong nhiều tháng. Ngân hàng Trung ương Lebanon kiềm chế mở các hạn mức tín dụng mới, trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ bị suy giảm.

Kể từ sáng 11/8, những dòng người xếp hàng đợi mua khí đốt đã hình thành ở một số khu vực của đất nước.

"Lượng dự trữ hiện tại vẫn còn đủ cho chúng tôi trong một tuần. Nếu vấn đề không được giải quyết, khí đốt sinh hoạt sẽ chỉ có trên thị trường chợ đen", Farid Zeinoun, chủ tịch liên minh các nhà phân phối khí đốt sinh hoạt Lebanon, nói với AFP.

Ông nói: “Nguyên nhân của sự thiếu hụt hiện tại (...) là do Ngân hàng Lebanon không mở các hạn mức tín dụng mới”, khi biết rằng một con tàu chở 5.000 tấn khí đã chờ ngoài khơi 17 ngày qua.

Đồng Lebanon đã mất hơn 90% giá trị so với đồng USD kể từ mùa thu năm 2019.

Một bình gas hiện có giá 60.000 Bảng Lebanon, tương đương 40 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức.

Mức lương tối thiểu ở Lebanon hiện chỉ còn hơn 30 USD, so với 450 USD trước cuộc khủng hoảng.

Hiện nay, 78% dân số Lebanon sống dưới mức nghèo khổ - so với mức 55% của năm ngoái và dưới 30% trước cuộc khủng hoảng - Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo (Ocha) cho biết vào tuần trước.

Theo Ngân hàng Thế giới, ít nhất 36% dân số Lebanon sống trong cảnh nghèo đói cùng cực do đất nước đang vướng vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Lebanon đã cạn kiệt xăng, nhiên liệu và thuốc men, tình trang cắt điện tới hơn 22 giờ một ngày.

Cuộc đàm phán Mỹ làm trung gian giữa Lebanon-Israel về tranh chấp biên giới trên biển được nối lại đầu tháng 5Cuộc đàm phán Mỹ làm trung gian giữa Lebanon-Israel về tranh chấp biên giới trên biển được nối lại đầu tháng 5
Nga nói gì khi Lebanon và Israel đàm phán phân định biên giới?Nga nói gì khi Lebanon và Israel đàm phán phân định biên giới?
Căng thẳng leo thang ở Trung Đông do khai thác dầu khíCăng thẳng leo thang ở Trung Đông do khai thác dầu khí

Nh.Thạch

AFP