IEA: Khủng hoảng năng lượng đe doạ sự phục hồi kinh tế
![]() |
IEA cho hay: "Dữ liệu tạm thời của tháng 8 cho thấy có một số nhu cầu cao bất thường đối với dầu nhiên liệu, dầu thô và sản phẩm chưng cất trung gian cho các nhà máy điện ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan ở châu Á, Đức, Pháp ở châu Âu và Brazil".
IEA giải thích rằng nhu cầu cao hơn là do giá khí đốt và than tăng cao, đã thúc đẩy nhiều công ty điện lực và các công ty từ các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng chuyển sang dầu, tạo thêm áp lực về giá. Từ đó, IEA cũng phải tiến hành điều chỉnh lại triển vọng nhu cầu dầu của mình cho năm nay và năm sau.
Theo đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế hiện dự báo nhu cầu dầu tăng 5,5 triệu thùng/ngày trong năm nay và thêm 3,3 triệu thùng/ngày nữa trong năm 2022. Tuy nhiên, nguồn cung có khả năng vẫn thắt chặt nếu OPEC+ tiếp tục giữ kỷ luật về việc phục hồi sản lượng.
Chênh lệch giữa cung và cầu trong quý này sẽ là âm 700.000 thùng/ngày, theo IEA.
IEA cũng dự đoán công suất khai thác dự phòng của OPEC+ sẽ giảm đáng kể, từ khoảng 9 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 2021 xuống chỉ còn 4 triệu thùng/ngày trong quý II năm 2022.
Tất cả những yếu tố kể trên làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu.
"Giá năng lượng cao hơn cũng đang gia tăng áp lực lạm phát, cùng với việc mất điện, có thể ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp và sự phục hồi kinh tế chậm lại".
Cảnh báo trên được đưa ra một ngày sau khi giám đốc IEA Fatih Birol, nói rằng cơ quan này dự kiến nhu cầu dầu sẽ sớm đạt đỉnh sau năm 2025.
Nhu cầu khí đốt tự nhiên cũng sắp đạt đỉnh vào khoảng thời gian đó, theo người đứng đầu IEA.
Bình An
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?