IEA cần làm gì để thành công trong quá trình chuyển đổi năng lượng?
![]() |
Khoảng ba mươi Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khí hậu các nước thành viên IEA đã gặp nhau tại Paris vào Thứ Ba ngày 13/2 và Thứ Tư ngày 14/2 tại trụ sở của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Ảnh AFP |
Đây là một trong những sứ mệnh của IEA: trao chìa khóa cho các quốc gia thành viên và hướng dẫn họ hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Nhưng theo họ, một quá trình chuyển đổi năng lượng thành công sẽ cần có sự gắn kết cả thế giới lại với nhau. “Năm 2015, chúng tôi đã mở cửa với các nước mới nổi. Các thành viên IEA chiếm 40% lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Ngày nay nó đã tăng hơn gấp đôi, 80%”.
Do đó, chiến lược của AIE là tiếp tục mở rộng. Trong những tháng tới, tổ chức này có thể chào đón cường quốc đứng thứ năm thế giới: “Ấn Độ muốn trở thành thành viên chính thức. Đây là thời điểm sẽ thay đổi cấu trúc của tổ chức. Chúng tôi đang làm việc với tất cả các quốc gia liên quan ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á để tăng cường mối quan hệ và hỗ trợ họ trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”.
Nhưng kế hoạch hướng tới năng lượng sạch sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư lớn hơn. Và các quốc gia không nên là những người duy nhất phải trả tiền, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen chia sẻ. “Thế giới phải tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đầu tư lớn là cần thiết. Chúng ta phải huy động khu vực tư nhân”.
IEA dự tính: Giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch sẽ đắt đỏ, các nguồn đầu tư công và tư sẽ lên tới 4.500 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
Anh Thư
AFP
- Có nên đầu tư vào thị trường khử carbon?
- Aramco ra mắt nhà máy thử nghiệm thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí
- Đột phá trong công nghệ lưu trữ: Nhật Bản phát triển pin sạc uranium đầu tiên
- Sự kiện định hình tương lai ngành năng lượng tại Dubai
- Bản tin Năng lượng xanh: Châu Á là nơi dẫn đầu trong chuyển đổi năng lượng năm 2025, so với châu Âu và Mỹ