Giá khí đốt của EU đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái

15:22 | 07/05/2025

|
(PetroTimes) - Dữ liệu chính thức cho thấy các hộ gia đình ở EU đã phải trả giá khí đốt cao nhất từ trước đến nay trong nửa cuối năm ngoái.
Giá dầu lao dốc, các công ty dầu mỏ làm gì?Giá dầu lao dốc, các công ty dầu mỏ làm gì?
[Infographic] Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (28/4 -4/5)[Infographic] Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (28/4 -4/5)
Giá khí đốt của EU đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái
Ảnh Bloomberg

Theo báo cáo hôm thứ Ba 6/5 của cơ quan thống kê Eurostat, giá cả đã tăng lần đầu tiên trong giai đoạn từ tháng 7-tháng 12/2024, sau khi giảm bớt sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022.

Giá năng lượng tăng vọt lên mức chưa từng có vào năm 2022, sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì xung đột ở Ukraine, và tuyên bố sẽ cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Thị phần khí đốt nhập khẩu của Nga vào EU đã giảm từ khoảng 40% trước xung đột xuống còn 19% vào đầu năm 2025, bao gồm cả giao hàng qua đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

“Giá trung bình, bao gồm thuế, đã tăng lên 12,33 euro (13,96 đô la) cho 100 kWh trong nửa cuối năm 2024, tăng từ 11,04 euro (12,50 đô la)… Đây là mức giá cao nhất được ghi nhận kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2008”, Eurostat viết vào thứ Ba 6/5. Cơ quan này cho rằng mức tăng này đến từ việc tăng thuế quan và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Eurostat tiết lộ có sự chênh lệch lớn về giá khí đốt hộ gia đình trên khắp EU. Xét về danh nghĩa, Thụy Điển ghi nhận mức giá cao nhất là 18,93 euro (21,43 đô la) cho 100 kWh, trong khi nếu xét về sức mua, thì khí đốt là loại đắt nhất ở Bồ Đào Nha.

Lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Thụy Điển chiếm khoảng 2% tổng mức sử dụng năng lượng, chủ yếu nước này dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo và ít carbon, do đó họ loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu từ Nga.

Bồ Đào Nha chủ yếu dựa vào LNG nhập khẩu, với một phần nhỏ khí đốt qua đường ống. Nước này lấy phần lớn khí lạnh từ Nigeria (51%) và Hoa Kỳ (khoảng 40%). Khoảng 4,4% nguồn cung đến từ Nga vào năm ngoái, giảm mạnh so với 15% vào năm 2021.

Khí đốt đắt thứ hai theo Tiêu chuẩn Sức mua (PPS) là tại Ý, nơi đã giảm thiểu lượng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng của nước này đã đề xuất vào tháng 12 rằng họ có thể tiếp tục nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga nếu và khi xung đột Ukraine kết thúc.

Theo báo cáo của Eurostat, Hungary là quốc gia có mức giá thấp nhất trong số các nước EU, tính theo cả giá danh nghĩa và PPS.

Nước này lấy khoảng 82% lượng khí đốt thông qua đường ống nhập khẩu từ Nga, với LNG đóng vai trò bổ sung. Budapest đã tìm cách tăng cường mối quan hệ năng lượng với Moscow bất chấp lệnh trừng phạt của EU. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cảnh báo vào đầu năm nay rằng giá năng lượng tăng cao có thể làm tê liệt nền kinh tế của khối EU.

Nga liên tục tuyên bố rằng họ vẫn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, và chỉ trích các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu của họ là vi phạm luật pháp quốc tế. Moscow cũng đã chuyển hướng xuất khẩu năng lượng của mình sang các thị trường "thân thiện" .

Yến Anh

RT