EU nhượng bộ trước áp lực của Mỹ
![]() |
EU đang xem xét nới lỏng một phần quy định về khí methane đối với khí đốt xuất khẩu từ Mỹ. Ảnh Reuters |
Hiện tại, Ủy ban châu Âu (EC) đang xây dựng đề xuất mới nhằm khởi động đàm phán thương mại với Mỹ. Trong đó, năng lượng, đặc biệt là khí đốt, được coi là một yếu tố then chốt có thể giúp hai bên đạt được một thỏa thuận rộng hơn, nhằm né tránh kế hoạch áp thuế mới của ông Trump.
Tổng thống Mỹ đã nhiều lần kêu gọi EU mua thêm dầu khí từ Mỹ để giảm thâm hụt thương mại. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng từng khẳng định EU sẵn sàng tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ, như một phần trong kế hoạch loại bỏ hoàn toàn khí đốt Nga trước năm 2027.
Nới lỏng nhưng không phá luật
Một trong những phương án đang được EU xem xét là tận dụng sự linh hoạt trong quy định về khí methane. Cụ thể, EU có thể đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng dành cho LNG của Mỹ. Nếu các tiêu chuẩn này được đánh giá là "tương đương" với quy định hiện hành của châu Âu, thì LNG từ Mỹ sẽ tự động được phép vào thị trường EU.
Các nguồn tin nhấn mạnh rằng mục tiêu không phải là làm suy yếu luật khí methane, mà là thiết lập một cơ chế phù hợp để vẫn đảm bảo mục tiêu môi trường, đồng thời không làm khó các đối tác thương mại chiến lược như Mỹ.
Tuy vậy, họ cũng thừa nhận hiện chưa có phương án rõ ràng về cách thực thi, đặc biệt khi ông Trump từng tuyên bố muốn bãi bỏ quy định bắt buộc báo cáo khí methane tại Mỹ. Điều này có thể khiến EU khó giải thích cho việc công nhận sự “tương đương” nếu Mỹ không có hệ thống giám sát minh bạch.
Tuy nhiên, người phát ngôn của EC cho biết: “Ủy ban luôn duy trì đối thoại với ngành công nghiệp về mọi vấn đề liên quan đến quy định pháp luật”.
Khó khăn từ phía Mỹ
Methane là loại khí nhà kính cực mạnh, chỉ đứng sau CO₂ về mức độ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Từ năm nay, EU đã bắt đầu yêu cầu các nhà nhập khẩu dầu khí theo dõi và báo cáo lượng phát thải methane của từng lô hàng.
Về mặt lý thuyết, quy định mới này có thể giúp LNG Mỹ cạnh tranh tốt hơn so với khí đốt từ những quốc gia có mức phát thải cao hơn như Nga hay Algeria. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Mỹ cảnh báo rằng, họ gặp nhiều trở ngại trong việc tuân thủ, do đặc thù ngành công nghiệp LNG Mỹ khá phân mảnh – mỗi chuyến hàng thường lấy khí từ nhiều mỏ khác nhau, khiến việc đo đạc và truy xuất nguồn phát thải rất khó thực hiện.
Theo lộ trình, từ năm 2027, chỉ những nhà cung cấp khí đốt tuân thủ tiêu chuẩn methane của EU mới có thể ký hợp đồng mới với các đối tác châu Âu.
Vai trò ngày càng lớn của LNG Mỹ tại châu Âu
Để tìm hướng đi chung, EC đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các công ty LNG Mỹ hồi tháng trước, nhằm lắng nghe và xử lý những lo ngại liên quan đến luật khí methane mới.
Từ sau xung đột Nga–Ukraine năm 2022, Mỹ đã trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất cho EU. Trong năm ngoái, LNG từ Mỹ chiếm tới 45% tổng lượng nhập khẩu LNG của EU, tương đương khoảng 16,5% tổng lượng dầu khí mà toàn khối nhập khẩu.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
Reuters
- Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động
- Thỏa thuận hạt nhân mới với Iran sẽ ảnh hưởng gì tới giá dầu?
- Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới
- An ninh năng lượng trong bối cảnh chính trị, công nghệ và kinh tế biến động
- Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ