Dự báo giá thiết bị năng lượng mặt trời trong năm 2023-2024
![]() |
Tình trạng tăng giá trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022 chủ yếu bắt nguồn từ tác động của đại dịch COVID 19 trên quy mô toàn cầu. Nhưng lần này, xu hướng giảm giá dường như vẫn tiếp diễn, không chỉ vì năng lực sản xuất sẽ giảm đi đáng kể (nhất là ở châu Á), mà còn do tình trạng tồn kho đã tăng lên rất nhiều, vì các nhà sản xuất đang chuyển sang theo đuổi công nghệ pin mặt trời mới. Thật vậy, họ đang chuyển từ loại PERC bị tồn kho sang loại TOPCon mới nhất. Do đó, câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ là người nhận hoặc sử dụng số lượng pin mặt trời PERC còn đang bị tồn kho, và với mức giá nào?
Có nhiều yếu tố quan trọng khác gây nguy cơ tiếp tục kéo giá thị trường giảm, hoặc ít nhất là giữ giá ở mức hiện tại. Ví dụ như tình trạng lạm phát phi mã – yếu tố kìm hãm nhu cầu lắp đặt hệ thống quang điện riêng lẻ. Hiện nay, châu Âu có đến 40 - 100 GW module quang điện tồn kho không bán được. “Công ty tư vấn Rystad Energy của Na Uy cho biết, số lượng tấm pin mặt trời tồn kho có tổng trị giá khoảng 7 tỷ euro. Trong khi đó, nhập khẩu module năng lượng mặt trời từ Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm nay, bất chấp mức tồn kho cao. Nếu tiếp tục duy trì mức nhập khẩu hiện tại, năm 2023 sẽ là năm kỷ lục về nhập khẩu và tồn kho. Có vẻ như, lượng nhập khẩu hàng năm dự kiến sẽ đạt 120 GW, vượt xa công suất lắp đặt dự kiến là 63 GW”.
Gần đây, G20 đã công bố mục tiêu nâng gấp ba lần năng lượng tái tạo, nhưng với điều kiện: Chuyển từ việc tài trợ cho hành động khí hậu (vốn vẫn chưa đạt đến 1/5 mức đầu tư ước tính) sang việc tài trợ khoảng 4 nghìn tỷ USD vào công nghệ năng lượng sạch nhằm đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris. Chưa kể, một số nước châu Âu đang kêu gọi cho "tạm dừng chấp hành các quy định" về môi trường, gây nguy cơ làm chậm tiến độ cải cách, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của các dự án năng lượng tái tạo. Thật vậy, châu Âu đang lo ngại về “năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của mình, trong thời điểm Trung Quốc và Mỹ đang trợ cấp ồ ạt cho ngành công nghiệp xanh nội địa, và tại thời buổi lãi suất tăng cao đè nặng lên lợi nhuận của nhiều dự án”.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Bản tin Năng lượng xanh: Trong Quý I, sản lượng năng lượng mặt trời tăng cao trên toàn châu Âu
-
Bản tin Năng lượng xanh: Châu Á là nơi dẫn đầu trong chuyển đổi năng lượng năm 2025, so với châu Âu và Mỹ
-
Bản tin Năng lượng xanh: RWE cắt giảm đầu tư, đưa ra tiêu chí đầu tư nghiêm ngặt hơn tại Mỹ trong bối cảnh bất ổn thị trường
-
Bản tin Năng lượng xanh: Bộ Năng lượng Mỹ giải ngân 57 triệu USD để hỗ trợ tái khởi động nhà máy điện hạt nhân tại Michigan