Dòng chảy Phương Bắc 2: Các biện pháp trừng phạt sẽ làm phương hại ngoại giao khí hậu

20:40 | 11/05/2021

|
(PetroTimes) - Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) số ngày 6/5/2021 đã đưa một số lập luận phản đối việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, trong đó có ý kiến cho rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ làm phương hại quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũng như quan hệ ngoại giao hợp tác của châu Âu, và Mỹ cần phải thay đổi.
Dòng chảy Phương Bắc 2: Các biện pháp trừng phạt sẽ làm phương hại ngoại giao khí hậu
Dòng chảy Phương Bắc 2: Các biện pháp trừng phạt sẽ làm phương hại ngoại giao khí hậu

Dòng chảy Phương Bắc 2 dự kiến được hoàn thành trong năm nay, sẽ làm tăng gấp đôi dòng chảy khí tự nhiên từ phía bắc nước Nga tới Greifswald, Đức. Một số quan chức Mỹ, như Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken lên án Dòng chảy Phương Bắc 2 là “một dự án địa chính trị của Nga nhằm chia rẽ châu Âu và làm yếu đi an ninh năng lượng của châu Âu”. Nhà Trắng đang đối mặt với áp lực từ Quốc hội Mỹ trong việc triển khai biện pháp trừng phạt Dòng chảy Phương Bắc 2 bằng tất cả nỗ lực ngoại giao.

Nước Đức đang tiến gần hơn một mạng lưới điện thân thiện các-bon, do vậy, khí tự nhiên của Nga là một cây cầu tạm thời trên con đường tiến tới năng lượng tái tạo. Trong nỗ lực cân bằng các-bon, EU hy vọng từ bỏ sử dụng khí tự nhiên vào năm 2050. Thay cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Dòng chảy Phương Bắc 2, Chính quyền Tổng thống Biden nên giúp đỡ châu Âu có một hệ thống điện xanh để châu Âu có thể tiến tới tương lai năng lượng sạch như kế hoạch đề ra. Đối với những lo ngại về địa chính trị, việc gia tăng lợi ích khi làm cho khí tự nhiên của Nga ngày càng dồi dào trên thị trường là một cách tiếp cận phù hợp.

Trong các cuộc thảo luận của Mỹ về Dòng chảy Phương Bắc 2, Mỹ đã không có bất cứ nỗ lực nào để hiểu quan điểm của Đức về khí tự nhiên. Chính sách đường ống dẫn khí của Đức được xây dựng trên cơ sở chính sách chuyển đổi năng lượng, hay còn gọi là “Energiewende”. Từ năm 2000, Đức đã nỗ lực đưa năng lượng mặt trời, gió và khí sinh học bio vào ngành điện, quá trình này càng được đẩy nhanh hơn sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra lộ trình loại bỏ năng lượng hạt nhân từ tháng 7/2011, thay thế năng lượng hạt nhân bằng than nâu. Từ năm 2020, Đức đã khuyến nghị tiến tới loại bỏ than vào năm 2038. Với một nước có hàng ngàn công nhân ngành than ở những vùng kinh tế trì trệ, cam kết của Thủ tướng Đức Merkel đặc biệt ấn tượng, khác hoàn toàn so với các nước sản xuất than khác như Mỹ, Ba Lan và Trung Quốc không hề xem xét những chính sách sâu rộng như vậy. Đức là một trong những nước có giá tiền điện cao nhất thế giới vì phải cung cấp tài chính cho năng lượng tái tạo qua thu thuế, phí.

Dòng chảy Phương Bắc 2: Các biện pháp trừng phạt sẽ làm phương hại ngoại giao khí hậu
Đường ống dẫn khí của Dòng chảy Phương Bắc 2 (Ảnh: Tư liệu Dòng chảy Phương Bắc 2)

Khí tự nhiên là một phương cách để Đức dần dần loại bỏ sử dụng than và năng lượng hạt nhân. Việc đáp ứng nhu cầu điện thông qua năng lượng gió và mặt trời cần có thời gian. Do vậy, khí tự nhiên trở thành một trụ cột quan trọng nhưng ẩn giấu trong chính sách chuyển đổi năng lượng “Energiewende”. Từ năm 2000, sản xuất năng lượng của Đức từ khí tự nhiên đã tăng gần gấp đôi, tuy năng lượng tái tạo tăng nhanh hơn.

Bây giờ, Mỹ yêu cầu Đức dừng dự án khí tự nhiên tại đúng thời điểm Đức cần tới dự án này hơn bao giờ hết. Mỹ ít quan tâm tới những tác động khí hậu của Dòng chảy Phương Bắc 2 hơn là những tác động về kinh tế và chính trị. Mỹ muốn Đức mua khí hóa lỏng (LNG) sản xuất từ Mỹ. Tuy nhiên, theo đa số đánh giá, LNG của Mỹ đắt hơn đường dẫn khí của Nga. LNG cũng có giá cả biến động thất thường.

Bằng việc kêu gọi chấm dứt dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đang tạo ra một cơn gió ngược đối với chính sách khí hậu của Đức, đang yêu cầu người tiêu dùng Đức trả tiền cao hơn nữa cho giá điện. Và tạo thêm cho nước Đức một hóa đơn để trả cho một vụ kiện đắt đỏ nếu 93km đường ống dẫn khí còn lại không bao giờ được hoàn thành, khi các công ty như Gazprom, Royal Dutch Shell cố gắng thu hồi hàng tỷ USD đã đầu tư. Hơn nữa, tất cả những vấn đề khó khăn này nằm ngoài cam kết của Tổng thống Biden là hợp tác với tất cả các nước, kể cả đối thủ, để chiến đấu chống biến đổi khí hậu.

Quá trình chuyển đổi năng lượng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp phải những vấn đề không dễ tìm câu trả lời.

Thanh Bình