Dịch corona có thể khiến giá dầu giảm đến mức nào?

09:04 | 14/03/2020

|
(PetroTimes) - Giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ dầu năm 2020 đến nay, nhưng theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, điều tội tệ nhất vẫn ở phía trước trong bối cảnh sự lây lan của virus corona đang tác động lên nhu cầu dầu mỏ thị trường.

Giữa cơn khủng hoảng, giá dầu có thể giảm đến mức nào?

Giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ dầu năm 2020 đến nay, nhưng theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, điều tội tệ nhất vẫn ở phía trước trong bối cảnh sự lây lan của virus corona đang tác động lên nhu cầu dầu mỏ thị trường.

dich corona co the khien gia dau giam den muc nao

Để chống lại sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã họp vào tuần trước tại Vienna, đồng thời đề xuất các nước đối tác cắt giảm thêm sản lượng, nhưng Nga không đồng ý. Ngày 6/3, giá dầu WTI và Brent trên thế giới đã chạm đáy trong 4 năm qua.

Lời đề nghị của OPEC được Ả Rập Saudi ủng hộ, bao gồm giảm sản lượng “vàng đen” 1,5 triệu thùng mỗi ngày (Mb/ngày) cho đến cuối năm nay. Để thuyết phục các đối tác, OPEC đề xuất các nước đối tác chỉ cần hỗ trợ 1/3 các khoản cắt giảm mới, tương đương giảm 500.000 thùng mỗi ngày.

Nhưng Nga không chấp nhận, Andrew Lebow thuộc Nhóm nghiên cứu hàng hoá cho biết: “Quan điểm của Nga rất khác so với Ả Rập Saudi và các thành viên khác của OPEC” vì nền kinh tế Nga đa dạng hơn so với hầu hết các thành viên trong liên minh OPEC và ít phụ thuộc vào dầu hơn.

Một trong những ưu tiên của Nga (nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 sau Mỹ) đó là không nhượng bộ Mỹ. Hiện nay, Mỹ khai thác hơn 13 triệu thùng mỗi ngày (Mb/ngày) và xuất khẩu từ 3-4 triệu thùng mỗi ngày. “Nga nói rằng không có lý do gì để hỗ trợ cho các nhà sản xuất Mỹ”, nhà phân tích John Kilduff, thuộc công ty Again Capital, cho biết.

Trong điều kiện như vậy, thị trường dầu có thể tiếp tục chịu tình trạng dư cung trong những tháng tới, đặc biệt là khi các khoản cắt giảm sẽ hết có hiệu lực vào cuối tháng 3 này và việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm dường như không chắc chắn.

13 thành viên OPEC và 10 đối tác đã thành lập thoả thuận OPEC+ từ năm 2017 với mục tiêu tự nguyên giảm 1,2 Mb/ngày, tuy nhiên vào tháng 12/2019 tăng lên 1,7 Mb/ngày.

Từ đầu năm 2020, Ả Rập Saudi đã tự nguyện đồng ý giảm thêm 400.000 thùng mỗi ngày trong 3 tháng.

Nếu không cắt giảm, thặng dư dầu trong quý II và III năm nay sẽ lớn hơn nhu cầu thị trường, đó là những gì các chuyên gia thị trường dự đoán trước cuộc họp của OPEC, Lebow cho biết. Nguồn cung quá nhiều có thể gây áp lực khiến dầu giảm giá, một số chuyên gia hy vọng giá dầu WTI sẽ chỉ giảm xuống 40 USD/thùng.

“Chúng tôi chưa thấy cuộc khủng hoảng nhu cầu nào tội tệ nhất như bây giờ”, Kilduff cho biết. “OPEC đã đưa ra quá nhiều lời hứa nhưng kết quả lại quá ít, trong khi đáng lý họ phải làm điều ngược lại”.

Với sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu do dịch corona gây ra, các nhà sản xuất “vàng đen” hi vọng giá dầu thô sẽ không tiếp tục giảm. “Nguy cơ suy thoái kinh tế rất mạnh, đặc biệt ảnh hưởng làm giảm giá dầu”, James Williams của WTRG-econom cho biết và ước tính tiêu thụ toàn cầu sẽ giảm gần 4 triệu thùng trong quý đầu tiên.

“Trừ khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng và những ảnh hưởng của dịch corona không quá nghiêm trọng lên nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ”, ông Williams nói thêm.

Các nhà sản xuất Mỹ cũng có thể là một trong những nạn nhân chính của việc giá dầu mỏ sụt giảm. Về nguyên tác, nếu giá dầu thấp sẽ kích thích tiêu dùng, nhưng chúng lại gây bất lợi cho các công ty khai thác dầu khí. “Chúng ta có thể sẽ chứng kiến một số vụ phá sản hoặc ít nhất là phải đàm phán lại các khoản vay tài chính”, Andrew Lebow dự đoán.

dich corona co the khien gia dau giam den muc naoOPEC+ tìm cách đối phó đại dịch Coronavirus
dich corona co the khien gia dau giam den muc naoOPEC+ sẵn sàng đối phó đại dịch Coronavirus
dich corona co the khien gia dau giam den muc naoVirus corona có thể khiến giá dầu rớt thảm?
dich corona co the khien gia dau giam den muc naoGiá dầu giảm sâu nhất trong 6 tháng do lo ngại dịch corona bùng phát

Nh.Thạch

AFP