Đâu mới thực sự là nguyên nhân khiến các gã dầu khí khổng lồ rời bỏ Nigeria?
Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh dầu thô của Nga là loại "ngọt" nhất |
Sản lượng dầu cao kỷ lục của Mỹ có thể khiến thị trường bùng nổ xuất khẩu |
Một loạt các công ty dầu khí lớn đã rời khỏi thị trường Nigeria trong năm nay, trong thời điểm gây tò mò vì họ rời đi sau vài năm nước này mở cửa thăm dò rộng rãi hơn nhờ Đạo luật Công nghiệp Dầu khí (PIA) 2021.
Diễn biến mới nhất xảy ra vào tháng 11 khi gã khổng lồ dầu khí Na Uy Equinor hoàn tất việc bán công ty Năng lượng Equinor Nigeria cho công ty địa phương, Chappal Energy. Thương vụ này kết thúc mối quan hệ hợp tác kéo dài ba thập kỷ của công ty với nhà khai thác dầu lớn nhất châu Phi, trong đó Equinor đã bơm hơn một tỷ thùng dầu thô từ mỏ Agbami. Trước đó, công ty Addax của Trung Quốc đã bán 4 lô dầu cho công ty dầu khí nhà nước Nigeria, NNPC. Vào tháng 9, công ty năng lượng đa quốc gia Eni của Ý đã công bố kế hoạch bán các tài sản trên bờ cho công ty địa phương Oando.
Ngoài ra, hồi tháng 2, tập đoàn dầu khí lớn nhất Mỹ Exxon Mobil đã công bố kế hoạch bán cổ phần cho Seplat Energy tại Mobil Production Nigeria Unlimited - công ty nắm giữ hơn 90 giàn khoan nước nông và trên bờ cũng như 300 giếng khai thác, với giá khoảng 1,3 tỷ USD. Ban đầu, cựu Tổng thống kiêm Bộ trưởng Dầu mỏ Muhammadu Buhari chấp thuận thỏa thuận này nhưng sau đó lại đảo ngược quyết định. Quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, Exxon đã thông báo sẽ tiếp tục các hoạt động khai thác nước sâu, “ ExxonMobil sẽ duy trì hoạt động đáng kể ở khu vực nước sâu ở Nigeria, bao gồm cả cổ phần tại các dự án phát triển Erha, Usan và Bonga thông qua công ty TNHH Thăm dò và Khai thác Esso Nigeria”, công ty cho biết trong một tuyên bố.
Thoát khỏi công lý?
Tuy nhiên nỗ lực thoái vốn ấn tượng nhất ở đồng bằng Niger phải kể đến Shell. Kể từ năm 2010, Công ty Phát triển Dầu khí Shell của Nigeria (SPDC), đã bán bớt một số cổ phần của mình tại các mỏ dầu trên đất liền ở đồng bằng Niger mà không hề phô trương. Trong báo cáo thường niên năm 2014 của công ty, Shell tiết lộ họ đã bán 8 hợp đồng thuê khai thác dầu ở Nigeria từ năm 2010 đến năm 2014. Trong báo cáo năm ngoái, Shell tiết lộ họ đã bán 50% tài sản dầu mỏ ở Nigeria. Vào tháng 4 năm 2022, Shell xác nhận họ đã bán cổ phần ở một số mỏ trên đất liền và vùng nước nông – những mỏ này cho khai thác hơn 20.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày.
Câu hỏi trị giá hàng triệu đô la vào thời điểm này là tại sao tất cả các công ty dầu mỏ xuyên quốc gia này lại đóng gói, sau sáu thập kỷ khai thác nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ của Nigeria. Theo IOC, có hai điều: tình trạng bất ổn an ninh và lo ngại về khí hậu.
“Chúng tôi không thể giải quyết các vấn đề cộng đồng ở đồng bằng Niger; điều đó có lẽ phải để Chính phủ Nigeria giải quyết. Chúng tôi có thể cố gắng hết sức, nhưng đến một lúc nào đó, chúng tôi cũng phải kết luận rằng đây là một rủi ro không còn phù hợp với “khẩu vị rủi ro” của chúng tôi nữa ,” Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden nói với các cổ đông khi phát biểu tại cuộc họp thường niên của công ty vào tháng 5 năm 2021.
Tương tự, vào tháng 4 năm 2022, Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanne, đã nói về “vấn đề cộng đồng địa phương là nguyên nhân gây lo ngại lớn ” là lý do khiến công ty thoái vốn.
Đối với ExxonMobil, đó chỉ đơn giản là vấn đề ưu tiên đầu tư. “Việc mua bán này sẽ giúp chúng tôi ưu tiên các khoản đầu tư có lợi thế cạnh tranh vào các tài sản chiến lược của mình, đồng thời nó cũnghỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ Nigeria nhằm phát triển hoạt động dầu khí của mình ,” Liam Mallon, Chủ tịch, ExxonMobil Dầu khí thượng nguồn, cho biết trong báo cáo doạnh số.
Chevron và Eni cũng đưa ra lời biện minh tương tự như các đối thủ lớn của họ.
Mặc dù các công ty này chủ yếu cho rằng tình trạng bất ổn và ưu tiên các tài sản khác của họ là lý do chính khiến họ rời khỏi đồng bằng Niger, nhưng góc độ khí hậu cũng có thể quan trọng không kém. Tốm lại, khi thế giới tiếp tục vật lộn với biến đổi khí hậu, các công ty dầu mỏ lớn đã và đang bán tháo các tài sản gây ô nhiễm trên toàn cầu. Nói một cách dí dỏm, Shell đã nhiều lần nói trong các báo cáo thường niên rằng việc thoái vốn ở Nigeria và các nơi khác đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải nhà kính của công ty này.
Tuy nhiên không phải ai cũng tin vào những lời tuyên bố này. Việc thoái vốn này chỉ đơn giản để trốn tránh công lý sau nhiều thập kỷ ô nhiễm nghiêm trọng ở đồng bằng Niger.
Tổng quan về đồng bằng Niger nơi có thể nhìn thấy dấu hiệu tràn dầu trong nước ở Port Harcourt, Nigeria, ngày 1 tháng 8 năm 2018 |
Kể từ phán quyết mang tính bước ngoặt về việc công ty mẹ Shell phải trả lời về những tội ác do chi nhánh tại Nigeria của họ gây ra, đã có một làn sóng kiện tụng mới ở Nigeria và quê hương của các công ty dầu mỏ đòi công lý cho những hành vi lạm dụng. Đối với hầu hết các cộng đồng ở đồng bằng Niger, cuối cùng cũng có triển vọng thực sự là buộc các công ty dầu mỏ phải chịu trách nhiệm về sự tàn phá môi trường trong nhiều thập kỷ.
Trớ trêu thay, tờ Washington Post đã đưa tin rằng các cộng đồng bị bỏ lại phía sau, sau khi những gã khổng lồ dầu mỏ này bán tài sản ở đồng bằng Niger, thậm chí họ còn ở trong tình trạng tồi tệ hơn khi các công ty địa phương còn thiếu kiểm soát khí thải.
Yến Anh
OilPrice
- Tận dụng giá dầu thế giới thấp, Hoa Kỳ tìm kiếm 6 triệu thùng dầu để dự trữ
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/9: Giá dầu trượt nhẹ sau khi liên tiếp tăng điểm
- Aramco mở rộng triển khai toàn diện các công nghệ AI tiên tiến
- Eni hợp nhất các hoạt động năng lượng trong cấu trúc mới
- Thị trường khí đốt Đông Nam Á có bùng nổ sau những phát hiện của Indonesia, Malaysia?