Châu Âu thông qua cải cách thị trường điện
![]() |
Theo MEP, các nhà cung cấp không được phép đơn phương thay đổi các điều kiện hợp đồng, nhằm đảm bảo tất cả người tiêu dùng, kể cả các doanh nghiệp nhỏ, đều được hưởng lợi từ mức giá ổn định, phải chăng và dài hạn, cũng như để giảm thiểu tác động của những cú sốc giá đột ngột. Ngoài ra còn nghiêm cấm việc gián đoạn nguồn điện cho những người yếu thế trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa nhà cung cấp và khách hàng.
Quan điểm của Nghị viện dựa trên một dự luật do Ủy ban châu Âu (EU) đề xuất từ tháng 3. Thông qua dự án cải cách thị trường điện, chính quyền Brussels muốn tránh tình trạng bùng nổ giá đối với người tiêu dùng và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Theo dự án này, vấn đề trước hết là cần có các hợp đồng dài hạn để sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Trước khi cải cách có hiệu lực, các nước thành viên EU vẫn cần phải đạt được thống nhất với Nghị viện châu Âu (EP).
Tuy nhiên, các quốc gia vẫn chưa đưa ra lập trường chung. Theo các nhà ngoại giao EU, các cuộc tranh luận trước đây đã khiến các nước lo ngại rằng ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp có thể sẽ được ưu ái hơn. Cho đến nay, chủ yếu là Đức và Pháp đụng độ nhau về cải cách thị trường điện.
Giá điện đã tăng mạnh vào năm ngoái do gần một nửa số nhà máy điện hạt nhân của Pháp tạm thời ngừng hoạt động. Ngoài ra, nguyên nhân tăng còn do giá khí đốt tăng nhanh sau chiến sự Nga - Ukraine.
Ý Thiên
AFP
- Làm sao đẩy mạnh khai thác dầu khí theo hướng thân thiện với môi trường?
- Đâu là những tiến bộ của công nghệ AI trong ngành dầu khí?
- Dưới thời ông Trump, ngành AI Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ?
- Nhật Bản muốn thuê Malaysia chôn CO2 dưới các mỏ khí đã cạn kiệt
- Trí tuệ nhân tạo đổ bộ ngành năng lượng thế giới