Căng thẳng Biển Đỏ không thể hỗ trợ giá dầu, OPEC+ có thể phải tiếp tục cắt giảm sản lượng năm nay

14:57 | 12/01/2024

|
(PetroTimes) - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ cần phải duy trì việc cắt giảm sản lượng trong năm nay do nguồn cung mới tiếp tục ập đến thị trường từ các quốc gia như Mỹ, Guyana, Venezuela và Brazil, ông Mike Muller, người đứng đầu bộ phận châu Á của Vitol, phát biểu trong một hội thảo trực tuyến vào ngày 10/1.
OPEC+ sẽ làm gì trong quý 1 năm 2024?OPEC+ sẽ làm gì trong quý 1 năm 2024?
OPEC+ thực hiện chiến lược trì hoãn trên thị trường dầu mỏOPEC+ thực hiện chiến lược trì hoãn trên thị trường dầu mỏ
Căng thẳng Biển Đỏ không thể hỗ trợ giá dầu, OPEC+ có thể phải tiếp tục cắt giảm sản lượng năm nay
Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters)

Ngay cả khi nhu cầu tăng trưởng một cách “lành mạnh” vào khoảng 1,7 triệu-1,8 triệu thùng/ngày trong năm nay, OPEC+ sẽ chỉ chiếm được một phần “không đáng kể” trong nhu cầu mới đó, ông nói tại hội thảo trực tuyến của Gulf Intelligence.

"Có khoảng trống để OPEC + chiếm thêm một số thị phần sản lượng nhưng điều đó không đáng kể. Họ vẫn phải giữ nguyên chính sách đã thực hiện của mình trong vài năm qua."

Các nước thành viên OPEC+ đã tuân theo hạn ngạch khai thác dầu thô kể từ khi ký thỏa thuận hợp tác vào năm 2016. Khối lượng hạn ngạch đã biến động để ứng phó với các sự kiện toàn cầu ảnh hưởng đến cung cầu cũng như biến động giá.

Giá dầu Brent vẫn ở mức gần 75-79 USD/thùng trong những tuần gần đây với "thị trường tương đối cân bằng và tồn kho ở mức thấp trong phạm vi", nguyên nhân chủ yếu là do chính sách của OPEC+, ông nói. Trong khi nhu cầu dầu có vẻ đã đạt đỉnh Tây bán cầu thì tiêu thụ dầu vẫn đang tăng tại châu Á.

Thiên nga đen

Ông nói, các cuộc tấn công ở Biển Đỏ hóa ra không phải là “thiên nga đen” (một sự kiện bất thường, không thể đoán trước và có tác động mạnh đến thị trường như COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine) đối với dầu mỏ vì việc vận chuyển và giá dầu không bị gián đoạn đáng kể.

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ "rất đáng đưa tin, chúng rất quan trọng và một số mang đến những mối nguy hiểm lớn, nhưng những hành động như hành động quân sự chung nhằm ngăn chặn tên lửa từ Yemen đánh vào hạm đội buôn đi qua Bab al Mandab không làm gián đoạn nghiêm trọng các tuyến đường vận chuyển và gây tác động mạnh lên giá dầu ", ông Muller nói.

Căng thẳng Biển Đỏ không thể hỗ trợ giá dầu, OPEC+ có thể phải tiếp tục cắt giảm sản lượng năm nay
Sản lượng ngày càng tăng từ Iran và Venezuela (Nguồn: S&P Global)

Ông cũng cho biết thêm rằng nhiều dầu đang được khai thác ở Mỹ, Venezuela và khu vực người Kurd ở miền bắc Iraq, nơi đã chuyển dầu thô sang các cảng phía nam và các nhà máy lọc dầu trong nước sau khi bị chặn xuất khẩu ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi nguồn cung của Libya bị gián đoạn do các cuộc biểu tình, dầu bị trừng phạt từ Iran và Nga vẫn được xuất khẩu với “số lượng khá” trong khi Mỹ, Brazil, Canada và Guyana đều đang mở rộng sản lượng.

Ông cho biết, mức tăng trưởng sản lượng 1 triệu thùng/ngày của Mỹ lên 13,3 triệu thùng/ngày vào năm ngoái có thể sẽ chậm lại, với sản lượng đạt 13,5 triệu thùng/ngày hay 13,6 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Về phía nhu cầu, tiêu thụ dầu của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực hóa dầu trong khi tăng trưởng nhu cầu ở Ấn Độ chủ yếu là do dầu diesel, ông nói.

Chính phủ Trung Quốc gần đây dự báo số chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới sẽ tăng gần 10% so với trước khi xảy ra dịch COVID-19, thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu máy bay.

Đỗ Khánh

S&P Global