Các thương vụ M&A trong ngành dầu khí tăng cao “ngất trời”

11:06 | 27/01/2024

|
Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực dầu khí thượng nguồn có tổng giá trị tăng hơn gấp đôi vào năm 2023 theo hiển thị dữ liệu giao dịch độc quyền từ công ty mẹ Global Energy Monitor của GlobalData.
Các thương vụ M&A trong ngành dầu khí tăng cao “ngất trời”
Exxon Mobil đã mua Pioneer Natural Resources với giá 60 tỷ USD vào năm 2023 (Ảnh: Bloomberg)

Theo đó, các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Na Uy, Vương quốc Anh, Canada và Úc đều chứng kiến ​​sự gia tăng cao trong các giao dịch mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực dầu khí thượng nguồn năm 2023, tổng cộng cao hơn gấp đôi giá trị so với năm 2022.

Các công ty dầu khí lớn cũng đã đạt được lợi nhuận bội thu kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra từ tháng 2/2022. Các giao dịch thượng nguồn đạt trị giá 256 tỷ USD được ghi nhận vào năm ngoái, bao gồm sáp nhập, mua lại và giao dịch tài sản, đã tiết lộ việc các công ty dầu khí đang sử dụng ít nhất một phần lợi nhuận này để mở rộng hoạt động kinh doanh hydrocarbon của chính họ.

Các thương vụ thượng nguồn dầu khí trị giá hơn 250 tỷ USD diễn ra vào năm 2023

Đặc biệt, hai thương vụ lớn của Hoa Kỳ đã thúc đẩy hoạt động M&A dầu khí toàn cầu vào năm 2023 khi vào tháng 10, tập đoàn lớn Chevron của Mỹ thông báo mua đối thủ nhỏ hơn là Hess Corp trong một thỏa thuận mua toàn bộ cổ phiếu trị giá 53 tỷ USD. Hai tuần rưỡi trước đó, hãng ExxonMobil -đối thủ lớn hơn của hãng Chevron, cũng đã công bố thương vụ mua hãng Pioneer Natural Resources với giá gần 60 tỷ USD trong một thỏa thuận mua toàn bộ cổ phiếu khác.

Hai giao dịch mua bán khác diễn ra vào năm 2023 nằm trong số 10 giao dịch dầu khí thượng nguồn lớn nhất trong 5 năm qua. Đầu tiên là việc công ty lớn của Hoa Kỳ Occidental Petroleum mua lại đối thủ nhỏ hơn là CrownRock (Hoa Kỳ) với giá 12 tỷ USD. Tiếp đến là công ty dầu mỏ tập trung vào khu vực Biển Bắc của Vương quốc Anh Harbor Energy đã mua lại công ty dầu mỏ Wintershall Dea của CHLB Đức trị giá 11,2 tỷ USD từ hãng BASF cũng của CHLB Đức là nhà sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới và công ty quản lý tài sản LetterOne có trụ sở tại Luxembourg (Vương quốc Bỉ).

Các hãng dầu khí Hess, Pioneer và CrownRock có lợi ích rất lớn trong khai thác dầu khí đá phiến của Hoa Kỳ với việc hãng Hess chủ yếu chỉ khai thác dầu khí đá phiến ở tiểu bang Bắc Dakota, trong khi các hãng Pioneer và CrownRock thì khai thác dầu đá phiến ở Lưu vực Permian nằm dọc các tiểu bang Texas và New Mexico. Chỉ riêng ba thương vụ này đã nâng M&A dầu khí tập trung vào dầu khí đá phiến đã lên mức cao kỷ lục cán mốc 168 tỷ USD (2023).

Tất cả hoạt động M&A thượng nguồn này có ý nghĩa gì đối với quá trình chuyển đổi năng lượng? Theo Global Energy Monitor (Hoa Kỳ) sau khi được tiếp cận và trao đổi thì các nhà chuyên gia phân tích về dầu khí đã bị chia rẽ đối với M&A.

Theo ông Ben Cahill (Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ) thì coi đây là chỉ dấu niềm tin đặt vào nhu cầu dầu khí tiếp tục gia tăng cho thấy các công ty dầu khí lớn muốn bổ sung vào nguồn tồn kho giàn khoan thăm dò và cho rằng điều này có thể đạt được hiệu quả cao hơn từ các hoạt động hợp nhất qua M&A. Ông Cahill còn cho biết thêm những trở ngại kinh tế toàn cầu hiện nay bao gồm lạm phát và lãi suất tăng cao có nghĩa là các nhà đầu tư kỳ vọng đầu tư lợi nhuận của họ vào các hoạt động M&A ít rủi ro hơn so với các dự án thăm dò khai thác dầu khí mới. Với việc tập trung siết chặt kỷ luật kỷ cương nguồn vốn đầu tư và chi tiêu hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ không ghi nhận các kế hoạch tăng trưởng vì điều đó phù hợp với các hoạt động M&A hơn là sự nở rộ liên tục của các công ty độc lập tập trung vào tăng trưởng”.

Ông Raj Shekhar, Giám đốc tư vấn và phân tích dầu khí tại GlobalData (Vương quốc Anh) tỏ ý tin rằng hoạt động M&A cũng cho thấy các công ty dầu mỏ lớn của Hoa Kỳ đang cố gắng sử dụng lợi nhuận của họ để gia tăng khả năng cạnh tranh với các công ty dầu mỏ quốc gia (national oil companies-NOCs) vốn có xu hướng gần như độc quyền đối với tài sản thượng nguồn quốc giao. Các NOCs đang cố gắng đặt ra luật chơi ở các quốc gia tương ứng của họ, điều này dẫn đến lợi nhuận không mấy hấp dẫn dành cho IOCs (các công ty dầu mỏ quốc tế-international oil companies) nếu sau này đồng ý làm việc chung với họ. Trong bối cảnh này, việc thiếu hụt những tài sản chất lượng trên toàn cầu và sự sẵn có của tài sản dầu đá phiến tại sân nhà của hai đến ba công ty dầu mỏ lớn ở sân sau của họ thì nơi không có NOCs nào là bên liên quan quyết định khiến thị trường dầu khí đá phiến của Hoa Kỳ trở nên chín muồi trong các giao dịch M&A. Ông Shekhar còn cho biết thêm hiện có niềm tin đáng kể trong ngành dầu khí khi cho rằng nhu cầu dầu thô và khí đốt sẽ duy trì ở mức tốt trong một thời gian bất chấp cảnh báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới mới nhất khi cho rằng nhu cầu đối với mỗi loại dầu khí sẽ đạt đỉnh trong thập kỷ này. Đồng thời khẳng định bất chấp mọi ồn ào xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu thì mức tiêu thụ dầu thô và khí đốt sẽ không giảm nhanh đến như vậy khi cân nhắc tầm quan trọng của khí đốt tự nhiên như một loại nhiên liệu chuyển tiếp, đặc biệt khi châu Âu và châu Á dự kiến ​​sẽ phụ thuộc vào LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) trong nhiều năm tới - hoặc thậm chí mức tiêu thụ năng lượng trong nước của Hoa Kỳ vốn dĩ có thể tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, về mặt hàm ý thì IOCs vẫn còn nhận thấy một vài lợi nhuận còn sót lại trong hydrocarbons.”

Mua bán sáp nhập M&A dầu khí là “sự thừa nhận của quá trình chuyển đổi năng lượng”

Ông Mike Coffin, Phụ trách về nghiên cứu dầu khí tại tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Carbon Tracker (Vương quốc Anh) lại có quan điểm khác khi cho rằng, về mặt cốt lõi, hoạt động M&A ngày càng gia tăng chính là sự thừa nhận về quá trình chuyển đổi năng lượng từ ngành dầu khí. Thay vì chi nhiều tiền đầu tư vốn vào việc thăm dò hoặc phát triển các dự án khai thác dầu khí mới thì các công ty lại đang theo đuổi chiến lược ít rủi ro hơn là tích cực mua vào cơ sở sản xuất dầu khí hiện có. Ông Coffin còn cho biết thêm, việc tập trung vào cơ sở sản xuất dầu đá phiến cũng rất quan trọng vì tài sản đá phiến với xu hướng có chu kỳ ngắn. Do vậy, với các dự án dầu khí đá phiến, các công ty tiếp tục khoan các mỏ giếng mới, điều này sẽ làm sụt giảm sản lượng từ các giếng mới một cách nhanh chóng. Do vậy mà dẫn đến việc các công ty dầu khí có khả năng điều tiết vốn đầu tư tài chính của họ một cách cao hơn với bất kỳ thay đổi nào về giá cả và nhu cầu tiêu thụ so với các tài sản thông thường dự kiến ​​​​sẽ đem lại lợi nhuận lâu dài hơn.

Liên quan đến vấn đề này, trong tháng 11/2023, ông Coffin còn là đồng tác giả của báo cáo Carbon Tracker có tiêu đề “Điều hướng nhu cầu đỉnh”, khi cho rằng “không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra. Đầu tư vào năng lượng sạch đã vượt xa đầu tư vào dầu khí lần đầu tiên vào năm 2022 và đạt tỷ suất lợi nhuận thậm chí còn lớn hơn vào năm 2023”.

Thay vì cố gắng tự mình chuyển đổi năng lượng một cách hoàn toàn, báo cáo trên của ông Coffin đã đưa ra gợi ý rằng “lập kế hoạch giảm sản lượng thượng nguồn có thể là cách tốt nhất để nhiều công ty dầu khí mang lại giá trị tối đa cho các cổ đông khi quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc trên toàn cầu. Nếu chúng ta quay trở lại một trăm năm trước thì không phải tất cả những người chăn nuôi ngựa đều trở thành nhà sản xuất ô tô khi chúng ta sử dụng một phép so sánh rất thô thiển. Thật khó để một CEO dầu khí nào phải thừa nhận rằng họ có thể dự tính phát triển quy mô nhỏ hơn trong dài hạn vì nó đi ngược lại tâm lý của doanh nghiệp. Nhưng thay vì lãng phí giá trị của cổ đông vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí mới hoặc chiến lược đa dạng hóa khó thực hiện và mang lại một hồ sơ rủi ro-lợi nhuận hoàn toàn khác, thì hình như có vẻ như một số công ty lớn của Hoa Kỳ có thể tiếp tục tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông song cuối cùng lại thu về lợi nhuận được ít hơn theo thời gian”.

Đối với các công ty dầu khí thì hiện không có công ty dầu khí lớn nào của Hoa Kỳ lại nói rằng công ty của họ dự đoán sẽ trở thành một công ty nhỏ hơn theo thời gian.

Theo báo cáo Triển vọng dầu khí dài hạn mới nhất của hãng ExxonMobil được coi là “tạo cơ sở cho kế hoạch kinh doanh của công ty” cho thấy điện gió và điện mặt trời chỉ cung cấp có 11% năng lượng toàn cầu vào năm 2050, trong khi đó, dầu khí vẫn sẽ tiếp tục cung cấp 54% năng lượng toàn cầu. Do vậy, theo gợi ý của hãng ExxonMobil thì lượng phát thải CO₂ dự kiến ​​​​sẽ chỉ giảm 25% thay vì đạt mức phát thải khí ròng bằng 0./.

Làn sóng sáp nhập có thể đẩy cả ngành dầu khí Mỹ rơi vào tay những gã khổng lồ

Làn sóng sáp nhập có thể đẩy cả ngành dầu khí Mỹ rơi vào tay những gã khổng lồ

Năm nay bắt đầu như một năm khá bình thường với các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực dầu mỏ đã trở thành một năm rất đáng nhớ sau khi Exxon và Chevron công bố các kế hoạch sáp nhập lớn, the Oil Price.

Tuấn Hùng