Các quốc gia phát thải lớn đang "án binh bất động" trước biến đổi khí hậu

20:24 | 18/05/2023

|
(PetroTimes) - Theo phân tích vừa được công bố bởi Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang dẫn đầu trong việc đưa các mục tiêu sức khỏe vào các cam kết về khí hậu của họ, trong khi các quốc gia công nghiệp hóa, giàu có hơn - chịu trách nhiệm cho phần lớn lịch sử phát thải khí nhà kính toàn cầu lại “án binh bất động”.

Ấn bản mới nhất Thẻ điểm NDC về Sức khỏe (Healthy NDC Scorecard), phân tích 58 bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) được đệ trình, cho thấy các quốc gia như Burundi (đạt 17 trên 18 điểm) và Côte d'Ivoire (15 điểm), trong việc lồng ghép vấn đề sức khỏe vào NDC mà họ đã đệ trình lên Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Ấn bản này phân tích các NDC được đệ trình từ ngày 1 tháng 10 năm 2021 đến ngày 23 tháng 9 năm 2022.

Các quốc gia phát thải lớn đang
Sự “ngược chiều” của biến đổi khí hậu giữa các nước giàu và quốc gia đang phát triển.

Trong số 16 quốc gia đạt điểm trên 10/18 trong vấn đề lồng ghép vấn đề sức khỏe vào NDC, tất cả đều là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Điều này tiếp tục xu hướng được thể hiện trong các lần công bố Thẻ điểm NDC trước đây, trong đó Costa Rica và Campuchia đạt điểm cao hơn nhiều so với EU (đệ trình NDC của mình dưới dạng một khối) hoặc các quốc gia phát thải lớn khác như Hoa Kỳ, Úc hoặc Vương quốc Anh.

Jess Beagley - Trưởng nhóm Chính sách tại Liên minh Sức khỏe và Khí hậu Toàn cầu, phát biểu: “Nhìn chung, Thẻ điểm NDC về Sức khoẻ cho thấy xu hướng các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thể hiện tham vọng lớn hơn trong việc bảo vệ sức khỏe công dân của họ trước những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, đồng thời xác định những thành quả bổ sung thông qua các đồng lợi ích về sức khỏe có được nhờ hành động khí hậu”.

“Mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có điểm số thấp hơn về sức khỏe và giảm thiểu biến đổi khí hậu, phải đảm bảo rằng việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe phải được lồng ghép vào NDC của họ và vào các quan điểm chính sách rộng lớn hơn của họ tại các cuộc họp sắp tới của UNFCCC ở Bonn và tại COP, cùng với thực hiện hành động trong nước. Nhận thức được mối liên hệ giữa sức khỏe và biến đổi khí hậu là bước đi quan trọng đầu tiên và phải phù hợp với hành động khí hậu”.

Các quốc gia phát thải lớn đang
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Mỗi NDC được chỉ định một điểm số về sức khỏe, với tổng số điểm tối đa là 18 cho sáu hạng mục (tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu, các hành động trong chính ngành y tế, công nhận các đồng lợi ích về sức khỏe của hành động khí hậu trong các lĩnh vực khác, các cân nhắc về kinh tế và tài chính, giám sát và thực hiện). Ngoài ra, dữ liệu từ tổ chức Climate Action Tracker cũng được đưa vào nhằm đánh giá mức độ tham vọng của quốc gia liên quan đến mục tiêu giảm phát thải trong NDC, cam kết chính của họ trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và hạn chế nóng lên toàn cầu.

Đặc biệt, thẻ điểm NDC về sức khỏe lần này cho thấy một số quốc gia giàu có, bao gồm Úc, Nhật Bản và New Zealand, nhận điểm 0, cho thấy việc thiếu vắng các tham chiếu đến các mối liên kết về sức khỏe và khí hậu trong NDC của họ. Trong khi đó, các mục tiêu phát thải NDC của một số quốc gia G20, bao gồm Indonesia và Ả Rập Xê Út, cũng như của nước chủ nhà COP28 là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và nước chủ nhà COP27 là Ai Cập, đã nhận được đánh giá tồi tệ nhất trên thang điểm mà Climate Action Tracker sử dụng: các mục tiêu giảm thiểu khí hậu có trong NDC của họ phù hợp với mức tăng nhiệt độ trên 4°C, vượt xa mục tiêu 1,5°C đã thống nhất theo Thỏa thuận Paris và đưa thế giới đi theo hướng phải chịu các tác động thảm khốc và không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Jeni Miller, Giám đốc Điều hành của Liên minh Sức khỏe và Khí hậu Toàn cầu cho biết, mặc dù COP28 đang được quảng bá là 'COP Sức khoẻ', nhưng điểm số của Thẻ điểm NDC về Sức khoẻ cho thấy rõ ràng rằng hầu như không có quốc gia nào trong số những nước chịu trách nhiệm nhiều nhất về sự nóng lên của khí hậu lại tập trung rõ ràng vào việc bảo vệ sức khỏe của công dân nước họ hoặc người dân trên khắp thế giới, khi đưa ra các cam kết về khí hậu. Điều này xảy ra bất chấp việc họ đã hứa hẹn sẽ bảo vệ ‘quyền được chăm sóc sức khỏe’ của người dân khi thông qua Thỏa thuận Paris 2015, cũng như ủng hộ ‘quyền được hưởng một môi trường trong lành’ tại COP27.

Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu, một liên minh gồm hơn 150 tổ chức y tế và phát triển hoạt động nhằm giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Thành Công

Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” rất cần vai trò của chính quyền, doanh nghiệp và báo chíMục tiêu phát thải ròng bằng “0” rất cần vai trò của chính quyền, doanh nghiệp và báo chí
Thái Lan nóng như đổ lửa, cảnh báo thủ đô Bangkok vượt 50 độ CThái Lan nóng như đổ lửa, cảnh báo thủ đô Bangkok vượt 50 độ C
ADB công bố Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở châu Á - Thái Bình DươngADB công bố Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở châu Á - Thái Bình Dương
Ngành năng lượng Việt Nam: Nguy cơ tài sản mắc kẹt với biến đổi khí hậuNgành năng lượng Việt Nam: Nguy cơ tài sản mắc kẹt với biến đổi khí hậu