Các nhà máy lọc dầu Mỹ sẽ không thúc đẩy đầu tư trong bối cảnh bất ổn
![]() |
Ảnh: OP |
"Chúng tôi cho rằng việc áp dụng 'thuế quan hòa giải' sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP toàn cầu yếu hơn và do đó, tăng trưởng nhu cầu dầu thấp hơn, giá dầu và biên lợi nhuận lọc dầu yếu hơn, như minh chứng là thị trường tương lai trong những ngày gần đây", Alan Gelder, phó chủ tịch phụ trách thị trường lọc dầu, hóa chất và dầu mỏ tại Wood Mackenzie, cho biết.
Báo cáo của Reuters được đưa ra chỉ vài phút trước khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạm dừng thuế quan trong 90 ngày đối với tất cả các nước ngoại trừ Trung Quốc, dẫn đến giá dầu bật tăng ngay lập tức, với chuẩn dầu thô Brent tăng hơn 3% và giá dầu WTI tăng gần 3,4% vào lúc 2h50' chiều 9/4 (theo giờ miền Đông).
Cụ thể, Tổng thống Trump đã tăng thuế đối với Trung Quốc lên 125% nhưng tạm dừng áp thuế đối với các nước khác trong 90 ngày. Việc các nhà máy lọc dầu của Mỹ ngừng sử dụng dầu thô của Mexico và Canada được hiểu là dễ nói hơn làm, bởi Mỹ khai thác dầu thô đá phiến nhẹ, đòi hỏi phải cấu hình lại quy trình xử lý phức tạp đối với các nhà máy lọc dầu thường xử lý dầu thô nặng hơn của Mexico và Canada.
Hôm 4/4, hãng Reuters đưa tin rằng cổ phiếu của các nhà máy lọc dầu Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã tăng lên trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của nhà máy lọc dầu, gây ra nỗi sợ hãi trên toàn ngành. Trong số các nhà máy lọc dầu hàng đầu của Mỹ, Marathon Petroleum (NYSE: NPC) đã mất gần 6% trong năm ngày qua, trong khi Valero Energy (NYSE: VLO) đã mất gần 9%. Phillips 66 (NYSE: PSX) đã mất gần 12% trong năm phiên giao dịch vừa qua. Tính chung, cho đến thứ sáu tuần trước, các nhà máy lọc dầu hàng đầu này đã mất 20 tỷ USD vốn hóa thị trường kể từ thông báo áp thuế ngày 2/4 của ông Trump, dựa trên dữ liệu của LSEG do Reuters đưa tin.
Ngay sau thông báo tạm dừng áp thuế của Trump, điểm sáng duy nhất trên thị trường hiện tại dường như là sự lạc quan của các nhà giao dịch xung quanh khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 5.
Theo Reuters, các nhà giao dịch đã đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất 56% vào tháng 5, cùng với bốn lần cắt giảm lãi suất khác trong năm 2025.
Bình An
OP
- Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
- Mỹ và UAE đàm phán thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự mới
- Châu Âu muốn huỷ các hợp đồng khí đốt với Nga mà không trả tiền phạt
- Mexico dừng nhập khẩu nhiên liệu từ Hoa Kỳ bằng đường bộ
- Giá dầu hôm nay (16/4): Dầu thô quay đầu giảm