Biến thể Delta đe dọa thị trường dầu mỏ thế giới từ nay đến cuối năm
![]() |
IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng 3,8 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 6, nhờ sự hồi phục giao thông ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng đã giảm trở lại trong tháng 7.
Cơ qua này giải thích: “Tăng trưởng nhu cầu đã thay đổi đột ngột vào tháng 7 và triển vọng cho thời gian còn lại của năm 2021 đã được điều chỉnh giảm do sự tiến triển của đại dịch ngày càng tồi tệ”.
IEA dự đoán: "Các hạn chế mới liên quan đến Covid-19 được áp dụng ở một số quốc gia sử dụng nhiều dầu mỏ, đặc biệt là ở châu Á, dự kiến sẽ làm giảm khả năng di chuyển và việc sử dụng dầu trong nửa cuối năm nay”.
IEA hiện dự báo nhu cầu tăng 5,3 mb/ngày trong năm nay (-0,3 mb/ngày so với các dự báo trước), đạt 96,2 mb/ngày. Nhu cầu này dự kiến sẽ tăng thêm 3,2 mb/ngày vào năm 2022.
Trong khi đó Tổ chức các nước sản xuất dầu (Opec), trong một báo cáo riêng, vẫn đang kỳ vọng mức tăng nhu cầu dầu gần 6 triệu thùng/ngày trong năm nay, đạt 96,6 triệu thùng/ngày.
Theo IEA, hoạt động sản xuất dầu mỏ đang tiến triển "nhanh chóng". "Vào tháng 7, các nhà sản xuất dầu mỏ đã tăng nguồn cung thêm 1,7 triệu thùng/ngày".
Theo quan sát của IEA, xu hướng này sẽ tiếp tục: các thành viên OPEC và 10 đồng minh của họ trong liên minh OPEC+ đã đồng ý tiếp tục tăng sản lượng một cách khiêm tốn từ tháng 8, lên 400.000 thùng mỗi ngày mỗi tháng. IEA cho rằng nếu xu hướng này được duy trì trong khi biến thể Delta tiếp tục hoành hành, thị trường dầu mỏ có thể dư thừa trong năm tới.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?