Bản tin Dầu khí 14/4: Syria tố Mỹ "ăn cắp dầu"

09:17 | 14/04/2021

|
(PetroTimes) - PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về ngành Dầu khí thế giới.
Bản tin Dầu khí 13/4: Morgan Stanley dự báo giá dầu ở ngưỡng 60 USD vào mùa hè nàyBản tin Dầu khí 13/4: Morgan Stanley dự báo giá dầu ở ngưỡng 60 USD vào mùa hè này
Bản tin Dầu khí 12/4: Hoạt động Fracking ở Bắc Mỹ tăng vọtBản tin Dầu khí 12/4: Hoạt động Fracking ở Bắc Mỹ tăng vọt

1. Trung Quốc đã nhập khẩu 11,69 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, Reuters trích dẫn dữ liệu hải quan chính thức.

Đầu tháng này, nhà cung cấp dịch vụ phân tích năng lượng OilX đã tính toán lượng dầu nhập khẩu trong tháng 3 của Trung Quốc là 11,26 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, những tính toán này không bao gồm dầu của Iran, mà Trung Quốc đã mua với số lượng lớn.

2. Theo hãng thông tấn SANA, một đoàn xe bồn hạng nặng gồm hơn 40 chiếc của Mỹ chở đầy dầu và được che kín vừa di chuyển từ Syria đến Iraq.

Hành động trộm dầu của Mỹ được Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ Syria, Bassam Tomeh ví không khác gì hải tặc trên biển.

Kể từ khi Mỹ đưa quân đến Syria, tổng thiệt hại trong ngành dầu mỏ mà nước này đang phải chịu đựng đã lên tới hơn 92 tỉ USD. Đồng thời, ông Tomeh nhấn mạnh Washington đang kiểm soát 90% nguồn dầu thô trong khu vực Đông Bắc Syria.

3. Một tài liệu do Reuters công bố cho biết Iraq đã tăng giá dầu thô Basra Light trong tháng 5 cho các chuyến hàng đến châu Á, thêm 1,4 USD/thùng với dầu thô Oman và Dubai, tăng 0,1 USD so với tháng trước.

Giá bán chính thức của dầu thô Basra trong tháng 5 được đặt ở mức 0,6 USD so với dầu thô Oman/Dubai, tăng 0,5 USD so với tháng trước.

Giá bán chính thức của dầu thô Basra Heavy trong các lô hàng tháng 5 được đặt ở mức chiết khấu 0,90 USD cho dầu thô Oman/Dubai, cao hơn 0,50 USD so với tháng trước.

4. Theo tờ Business Standard của Ấn Độ, Công ty dầu Nhà nước Ấn Độ cùng một số nhà lọc dầu khác của nước này đã được lệnh phải cắt giảm 1/3 lượng nhập khẩu dầu từ Ả Rập Xê-út ngay từ tháng tới. Thay vào đó, Ấn Độ sẽ tăng cường các nguồn cung dầu từ Tây Phi, Mỹ, hay Canada.

Mâu thuẫn giữa Ấn Độ với Tổ chức các nước xuất dầu mỏ (OPEC), đứng đầu là Ả Rập Xê-út nổi lên, sau khi Ấn Độ kêu gọi OPEC nới lỏng van dầu để giúp nền kinh tế thế giới hồi phục. Tuy nhiên đáp lại, Riyadh lại tuyên bố rằng, Ấn Độ hãy sử dụng lượng dầu nước này đã tích trữ được trong giai đoạn dầu mất giá. Một động thái khiến Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ chỉ trích là thiếu tính ngoại giao.

Bình An