Anh từ bỏ thăm dò dầu khí ở Biển Bắc?
![]() |
Nhóm này cho rằng, việc rút khỏi hoạt động sản xuất ở Biển Bắc là cần thiết để Anh đạt được cam kết cắt giảm khí thải carbon và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với hàng trăm nghìn việc làm gắn liền với sản xuất dầu tại khu vực này, đây hoàn toàn không phải là một việc làm dễ dàng.
Trong giai đoạn 2018-2019, doanh thu hàng năm của chính phủ Anh từ việc khai thác dầu và khí đốt ngoài khơi Biển Bắc trị giá 1,2 tỷ bảng Anh. Việc khai thác dầu ở Biển Bắc là chìa khóa để đáp ứng nhu cầu dầu của một số nước EU, cũng như Trung Quốc và Mỹ.
Tuần trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố mục tiêu đầy tham vọng về việc cắt giảm 68% lượng khí thải carbon vào năm 2030, tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có thông báo nào về việc thoát khỏi hoạt động khai thác dầu từ Biển Bắc, vốn góp phần lớn vào sự nóng lên toàn cầu.
Tờ Guardian dẫn lời nhà vận động khí hậu Ken Penton nói rằng: "Nếu Vương quốc Anh muốn trở thành một nước đi đầu trong đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nước này cần phải ngừng cấp giấy phép thăm dò dầu khí mới và thực hiện giai đoạn loại bỏ có quản lý khai thác dầu khí".
Thủ tướng Johnson nhấn mạnh rằng, Anh sẽ trở thành quốc gia không phát thải khí nhà kính vào năm 2050, song nếu không có chiến lược rõ ràng liên quan đến ngành năng lượng và tương lai khai thác dầu của đất nước, điều này khó có khả năng trở thành hiện thực.
Bình An
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump