Libya khôi phục sản lượng, gây thêm áp lực giảm giá dầu thô
Giá dầu hôm nay (4/10): Dầu thô tiếp tục tăng giá |
Ngân hàng Anh đưa ra cảnh báo cú sốc về giá dầu |
Một cơ sở dầu mỏ ở thị trấn al-Buraqah giàu dầu mỏ, phía bắc Libya. Ảnh AFP |
Chính quyền miền đông của quốc gia này - ban đầu ra lệnh dừng khai thác - đã dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép tất cả các mỏ và kho cảng xuất khẩu được tiếp tục hoạt động, theo một tuyên bố trên trang Facebook của chính quyền. Mỏ lớn nhất Sharara, nơi đã đóng cửa 260.000 thùng dầu mỗi ngày trước khi cuộc đấu đá chính trị bắt đầu vào cuối tháng 8, cũng đã được tiếp tục hoạt động, những người có hiểu biết về hoạt động này cho biết.
Quốc gia Bắc Phi này thường khai thác hơn 1,2 triệu thùng mỗi ngày, nhưng con số này đã giảm xuống dưới 450.000 sau khi Chính phủ miền Tây được Liên Hợp Quốc công nhận của quốc gia này sa thải thống đốc ngân hàng trung ương, khiến đối thủ phía đông của mình ra lệnh đóng cửa các mỏ dầu để đáp trả. Sản lượng khai thác dầu của Libya thường bị lợi dụng “làm con tin” trong cuộc đấu tranh chính trị khi các phe đối lập nước này tranh giành quyền kiểm soát lĩnh vực quan trọng này.
Nguồn cung của Lybia quay trở lại mức bình thường sẽ gây thêm áp lực giảm giá dầu thô, ngay cả khi xung đột leo thang ở Trung Đông đã đẩy giá lên trên 75 đô la một thùng. Thị trường vẫn đang vật lộn với nhu cầu yếu, trong khi một số thành viên OPEC đang chuẩn bị khôi phục dần nguồn cung từ tháng 12. Những người biết về kế hoạch này cho biết sản lượng của Libya có thể trở lại mức trước khi đóng cửa trong ba đến bốn ngày tới.
Các đại diện từ chính quyền đối đầu của Libya đã nhất trí vào ngày 26 tháng 9 bổ nhiệm một thống đốc ngân hàng trung ương mới - Naji Issa, nới lỏng bế tắc về một vị trí được trao quyền kiểm soát hàng tỷ đô la doanh thu năng lượng. Họ vẫn cần phải thống nhất về các quan chức khác trong hội đồng quản trị của ngân hàng.
Thỏa thuận tháng trước, giống như các hiệp ước trước đây của Libya, có nền tảng không vững chắc. Một lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vào năm 2020, đã thành công trong việc chấm dứt giao tranh nhưng vẫn chưa đưa đất nước này đến cuộc bầu cử toàn quốc hoặc giải quyết được sự chia rẽ lâu dài giữa khu vực phía đông và phía tây.
Libya đã bị tàn phá bởi tình trạng bất ổn kể từ năm 2011, với các cuộc đụng độ giữa các nhóm vũ trang thường xuyên đóng cửa các mỏ dầu quan trọng khi họ tranh giành ảnh hưởng. Quốc gia này có trữ lượng dầu thô lớn nhất được biết đến ở Châu Phi.
Yến Anh
Bloomberg
- Liệu ông Trump có thể áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với xuất khẩu dầu khí của Nga?
- 17 giàn khoan dầu ở vùng Vịnh phải sơ tán để đối phó bão Rafael
- CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
- Bán nhà máy lọc dầu lớn nhất Đông Nam Âu, Lukoil sẽ rời khỏi Bulgaria
- Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho Châu Âu