Khí đốt của Nga vẫn sẽ chảy sang Áo ngay cả sau khi OMV chấm dứt hợp đồng với Gazprom
Áo tìm cách chấm dứt hợp đồng khí đốt dài hạn của OMV với Gazprom |
Đức chi hàng tỷ euro để xây nhiều nhà máy điện chạy bằng khí đốt |
Ảnh minh họa |
Ông cho biết, công ty OMV đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của Áo, và ngay cả khi họ tìm được nguồn thay thế cho khí đốt do Nga cung cấp, thì câu hỏi đặt ra vậy ai có thể đảm bảo 70% nhu cầu còn lại?
Ông Musilek nói: “Nếu khí đốt được mua trên sàn giao dịch thì rất khó xác định nguồn gốc của nó. Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu Áo có thể không biết rằng họ mua khí đốt của Nga. Nếu không có khí đốt của Nga nói chung thì không thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu”.
Áo đang tìm cách thực hiện các bước đi triệt để hơn, bao gồm cả việc chấm dứt hợp đồng dài hạn mua khí đốt từ Gazprom của công ty năng lượng OMV, Bộ trưởng Năng lượng Áo cho biết vào thứ Hai 12/2.
Trái ngược với việc luôn tìm cách duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước Nga lân cận trong qua khứ, thì giờ đây Áo đang tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào khí đốt giá cả phải chăng của Nga, ngay sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022, đồng thời nước này nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp thay thế.
Tuy nhiên, OMV cho biết khí đốt của Nga không bị Liên minh châu Âu trừng phạt và nhiều nước nhập khẩu khí đốt này, đồng thời họ nói thêm: "Nếu các nhà lập pháp muốn từ bỏ khí đốt của Nga thì trước tiên phải tạo ra cơ sở pháp lý cho việc đó."
Bộ Năng lượng Áo đang giao nhiệm vụ cho tổ chức tư vấn kinh tế Wifo thực hiện một nghiên cứu vào mùa hè, về tác động kinh tế của việc chấm dứt hợp đồng dài hạn của OMV với Gazprom, và những nguy cơ của việc tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Yến Anh
Tass
- Canada sẽ làm gì trước mối đe dọa áp thuế của Tổng thống Trump?
- Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm trở lại
- Khí đốt của Nga sang Châu Âu vẫn ổn định trước khi thỏa thuận trung chuyển kết thúc
- Vì sao chương trình cải cách thị trường điện ở Trung Quốc gặp khó?
- Yếu tố quan trọng cho việc thu hồi CO2 xuyên biên giới