Hợp đồng LNG ngắn hạn hay dài hạn mới thực sự quan trọng đối với châu Âu?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngược lại, các công ty LNG thích những hợp đồng từ 20 - 25 năm để giúp đảm bảo tài chính cho các dự án trị giá hàng tỷ đô la của họ. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu mà cam kết chuyển sang nhiên liệu tái tạo trong vòng 20 năm tới không muốn ký kết các thỏa thuận như vậy, điều đó đã tạo ra một thế bế tắc.
Giám đốc điều hành Uniper, ông Michael Lewis đã giải thích về tính linh hoạt về thỏa thuận LNG ngắn hạn tại hội nghị LNG 2023 ở Vancouver. Ông nói: “Vai trò của LNG trong cơ cấu năng lượng của châu Âu được đảm bảo ở mức hợp lý cho đến năm 2030, nhưng sau đó, việc dự đoán nhu cầu khí đốt vô cùng khó khăn khi các quốc gia tăng cường nỗ lực khử cacbon".
Ông Lewis, người đã đảm nhận vị trí giám đốc điều hành của công ty này vào tháng trước, cho biết: “Chúng tôi muốn tiếp tục đa dạng hóa về mặt địa lý cũng như về thời hạn của hợp đồng. Thách thức chính nằm ở chỗ làm sao có được mức giá phù hợp và tính linh hoạt để chúng ta có thể luân chuyển lượng khí đốt đó một cách dễ dàng, khi nhu cầu bắt đầu giảm ở châu Âu".
Các nước châu Âu bao gồm cả Đức đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng mới sau khi Nga cắt dòng khí đốt qua đường ống tới lục địa này. Phản ứng của Đức sau việc cắt giảm đó là khai trương một số cảng nhập khẩu LNG.
Bà Sarah Bairstow, Chủ tịch của Mexico Pacific Ltd, cho biết nếu nhu cầu LNG của châu Âu không chắc chắn, thì các thị trường mới nổi của châu Á sẽ tiếp tục phát triển khi họ rời xa than đá.
Yến Anh
Reuters