Các nhà môi trường phản đối Trung Quốc xuất khẩu ô nhiễm ra nước ngoài

07:00 | 29/04/2021

|
(PetroTimes) - Hôm 28/4, Trung Quốc cho biết họ sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty của họ xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở các nước đang phát triển, biện minh rằng họ không có giải pháp thay thế.
Các nhà môi trường phản đối Trung Quốc xuất khẩu ô nhiễm ra nước ngoài

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 đã tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ bắt đầu giảm lượng khí thải CO2 "trước năm 2030" và đạt được "mức độ trung hòa carbon" vào năm 2060 - tức là hấp thụ càng nhiều càng tốt lượng khí thải ra.

Các nhà hoạt động môi trường đã ghi nhận điều mâu thuẫn trong các tuyên bố này: Trung Quốc, thông qua các doanh nghiệp nhà nước, cũng là nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào các nhà máy nhiệt điện than. Năng lượng này là nguyên nhân tạo ra khoảng 40% lượng khí thải CO2 của hành tinh.

"Nhiều nước đang phát triển không sản xuất đủ điện. Trong bối cảnh này, làm thế nào để sản xuất mà không có nhà máy điện than? Liệu năng lượng tái tạo có đủ không?", Li Gao, người đứng đầu bộ phận biến đổi khí hậu tại Bộ Môi trường Trung Quốc, đặt câu hỏi. "Chúng tôi không thể chỉ đơn giản là ngừng hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than của họ. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng phải cho phép người dân có điều kiện sống tốt hơn", ông biện bạch. Các nhà máy nhiệt điện than "hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cụ thể của các quốc gia này" và sẽ được xây dựng theo "tiêu chuẩn rất cao", Li nói.

Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới (khoảng 29% tổng lượng khí toàn cầu). Các công ty của họ tài trợ cho hàng chục nhà máy nhiệt điện than, từ Zimbabwe đến Indonesia, theo "Con đường tơ lụa mới". Sáng kiến ​​này được Bắc Kinh đưa ra vào năm 2013 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở đó.

Than đá chiếm ít hơn 60% mức năng lượng ở Trung Quốc. Nhưng con số này đang giảm dần và kế hoạch 5 năm mới (2021-2025) đặt ra "khoảng 20%" tỷ trọng mà các năng lượng không hóa thạch (gió, mặt trời, thủy điện) sẽ đạt được vào năm 2025.

Trên đất của mình, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than để đảm bảo cung cấp điện ổn định, nhưng chúng sẽ có quy mô nhỏ hơn và "lượng khí thải thấp hơn" so với các nhà máy điện truyền thống. Li Gao nói: "Sẽ không có chuyện phát triển quy mô lớn các nhà máy nhiệt điện than nữa. Điều đó rất rõ ràng".

Đang chờ Kiểm tra Nhà nước Đang chờ Kiểm tra Nhà nước "phán quyết" đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Trung Quốc: Va chạm tàu ​​chở dầu khiến hàng triệu thùng dầu tràn ra biểnTrung Quốc: Va chạm tàu ​​chở dầu khiến hàng triệu thùng dầu tràn ra biển
Chuyên gia kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản ngừng cấp tài chính cho nhà máy than ở nước ngoàiChuyên gia kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản ngừng cấp tài chính cho nhà máy than ở nước ngoài

Nh.Thạch

AFP