“Biển lửa” thiêu rụi hàng nghìn ngôi nhà ở Los Angeles, ngành dầu khí Mỹ có ảnh hưởng?
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) - Ảnh:ABC |
Theo truyền thông địa phương, hơn 100.000 người đã phải sơ tán khẩn cấp khỏi khu vực Pasadena và Pacific Palisades ở Los Angeles khi đám cháy ngày một dữ dội. Ngọn lửa lan tới cả Hollywood Hills, khiến năm người thiệt mạng khi các đội cứu hỏa nỗ lực khống chế ba đám cháy lớn.
Các đám cháy rừng bùng lên ở ba khu vực thuộc miền Nam California gồm Pacific Palisades, Eaton và Hurst.
Ngọn lửa từ Palisades bùng phát, thiêu trụi nhiều ngôi nhà, cơ sở kinh doanh, trước khi tiếp tục lan về phía Tây dọc theo Pacific Coast Highway, hướng tới Malibu.
Đường Tuna Canyon gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Khói dày đặc bao phủ khu vực từ Malibu Coast đến Santa Monica, kéo dài đến Beverly Hills, khiến cơ quan chức năng phải ban hành cảnh báo về chất lượng không khí.
Nhà chức trách kêu gọi người dân trong khu vực nhanh chóng sơ tán: "Hãy lên xe và rời khỏi nơi này ngay lập tức".
Bang California của Mỹ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi đám cháy tại vùng ngoại ô Los Angeles tiếp tục lan nhanh, buộc hơn 100.000 nghìn người phải sơ tán.
Vụ cháy không chỉ là một thảm họa môi trường mà còn là bi kịch đối với hàng nghìn gia đình.
Hội đồng thành phố Los Angeles trong những năm gần đây đã nhất trí quyết định cấm bất kỳ hoạt động khoan dầu mới nào trên lãnh thổ của mình, nơi đã có hàng nghìn giếng dầu, đôi khi ở giữa các khu dân cư hoặc thậm chí cạnh trường học.
Hội đồng thành phố ngoài việc cấm các giàn khoan mới, còn yêu cầu một cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra các phương pháp làm biến mất các giếng hiện tại trong vòng 20 năm tới.
Nghiên cứu do thành phố yêu cầu đặc biệt phải xác định xem các công ty dầu mỏ vận hành các cơ sở này có phân bổ vốn đầu tư của họ cho từng địa điểm hay không. Nếu đúng như vậy, chính quyền địa phương sẽ có thể yêu cầu tháo dỡ.
Theo chương trình Cap-and-Trade của California, các nhà máy lọc dầu và các nhà phát thải khí nhà kính lớn khác phải mua tín dụng carbon để bù đắp lượng khí thải của họ. Những khoản tín dụng này làm tăng chi phí hoạt động cho các nhà máy lọc dầu, từ đó làm tăng giá xăng. Vì chương trình này chỉ có ở California nên nó sẽ làm tăng thêm chi phí mà các nhà máy lọc dầu ở các tiểu bang khác không phải gánh chịu.
Bình An
Reuters
- Nhật Bản theo dõi sát sao tác động từ các trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga
- Vì sao giá dầu diesel toàn cầu tăng vọt?
- Chính quyền ông Trump chuẩn bị tăng trừng phạt Nga
- Bản tin Năng lượng xanh: Masdar của UAE cam kết đầu tư 15 tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo của Philippines
- Phân tích và dự báo giá dầu Brent mới nhất