Tunisia mời thầu quốc tế để xây dựng 2.000 MW năng lượng tái tạo
![]() |
Tại Tunisia, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Naila Nouira, nói rằng một cuộc đấu thầu quốc tế được lên kế hoạch vào tháng Sáu năm nay nhằm xây dựng 2.000 megawatt công suất điện tái tạo.
Tháng 3 vừa qua, Tunisia đã cấp giấy phép cho ba công ty quốc tế để sản xuất 500 megawatt điện từ năng lượng tái tạo.
Những nỗ lực thu hút đầu tư quốc tế vào lĩnh vực năng lượng này diễn ra vào thời điểm hóa đơn nhập khẩu khí đốt tự nhiên rất cao, bên cạnh cuộc khủng hoảng chính trị và tài chính mà nước này đang phải đối mặt.
Chi mua khí đốt của Tunisia trong năm nay có thể lên tới 2,6 tỷ USD; con số này sẽ tăng 1,1 tỷ USD so với năm ngoái.
Theo Bộ Năng lượng Tunisia, tình hình năng lượng hiện tại của nước này đang trải qua tình trạng suy giảm các nguồn năng lượng sơ cấp. Trong giai đoạn 2010-2019, đã ghi nhận sự sụt giảm các nguồn lực này khoảng 7% mỗi năm, từ 7,8 Mtoe vào năm 2010 xuống còn 3,9 Mtoe vào năm 2019.
Trong khi đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp đã tăng lên, với mức tăng hơn 2% mỗi năm, từ 8,4 Mtoe vào năm 2010 lên 9,6 Mtoe vào năm 2019.
Do đó, quốc gia này đang đặt mục tiêu sản xuất 30% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030. Điều này sẽ giúp duy trì nguồn cung cấp năng lượng cho đất nước và giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện từ nhập khẩu khí đốt tự nhiên.
Nh.Thạch
AFP
-
Shell hợp tác với công ty Philippines phát triển dự án năng lượng tái tạo công suất 3 GW
-
Nhiên liệu hóa thạch vượt qua năng lượng tái tạo trở thành nguồn điện hàng đầu của EU
-
Australia đầu tư vào lưới điện để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng
-
Petrovietnam tổ chức tọa đàm “Tổng quan về báo cáo tài chính và kế toán trong ngành Điện”
- Australia: Trung Quốc đang thách thức trật tự dựa trên luật lệ
- Mỹ xác nhận tàu khu trục USS Benfold đã vào Biển Đông
- Australia nói luật quốc tế về Biển Đông là 'vấn đề nguyên tắc', Nhật Bản-Philippines cam kết duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật lệ
- Một người Qatar được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban giám đốc Rosneft
- Anh ngừng cung cấp khí đốt đến châu Âu nếu xảy ra thiếu hụt nghiêm trọng