Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?

10:53 | 31/03/2023

|
(PetroTimes) - Với mười vòng trừng phạt Nga kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng Hai năm ngoái, quan hệ thương mại giữa Nga và Liên minh châu Âu hiện giờ ra sao?
Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?

EU cho biết các biện pháp trừng phạt của họ nhằm giảm doanh thu của Moscow và khả năng tiếp cận công nghệ được sử dụng trong các cuộc chiến. Nhưng tác động "sẽ không đủ nghiêm trọng để hạn chế khả năng của Nga trong cuộc chiến tại Ukraine vào năm 2023", theo một nghiên cứu của Nghị viện châu Âu.

Kim ngạch thương mại giữa 27 quốc gia EU và Nga vẫn rất lớn, qua những cuộc vận động hành lang thành công, EU ngày càng miễn cưỡng trong việc thực hiện các biện pháp kinh tế cứng rắn hơn và lo ngại về tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thay vì tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, hiện EU dường như lại muốn trừng trị tình trạng lách các lệnh trừng phạt đã được đặt ra. Các quan chức xác định Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Georgia, Kazakhstan và Kyryzstan là các tuyến đường tránh tiềm năng.

Dòng chảy giao dịch

Năm 2021, Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU, với thương mại hàng hóa trị giá 258 tỷ euro, theo Ủy ban châu Âu. Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU là nhiên liệu, gỗ, sắt thép và phân bón.

Kể từ cuộc chiến năm 2022, giá trị nhập khẩu của EU từ Nga đã giảm một nửa xuống còn khoảng 10 tỷ euro vào tháng 12 năm ngoái.

EU đã nhập khẩu hàng hóa trị giá tổng cộng là 71 tỷ euro từ Nga từ tháng 3/2022 đến cuối tháng 1/2023, theo dữ liệu mới nhất từ Eurostat, cơ quan thống kê của EU.

Trong khi giảm kim ngạch thương mại với Nga, EU lại trợ cấp 60 tỷ euro cho Ukraine trong năm qua. Mặc dù tổng số tiền này không bao gồm giá trị của xe tăng hiện đại mà Kiev đã nhận được, cũng như thỏa thuận mới nhất về việc cung cấp đạn dược.

Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?

LNG

Năm ngoái, EU đã đưa ra lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu than và dầu bằng đường biển của Nga. Khí đốt không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt này, nhưng Moscow đã giảm khối lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu kể từ khi cuộc chiến nổ ra. Năm 2022, EU đã nhận được lượng khí đốt từ Nga ít hơn khoảng 40% so với những năm gần đây.

Thế nhưng, khí tự nhiên hóa lỏng lại là một câu chuyện khác. Việc cung cấp LNG từ Nga sang châu Âu đã tăng lên kể từ sau chiến tranh, đạt 22 tỷ mét khối vào năm 2022, tăng từ khoảng 16 tỷ mét khối vào năm 2021, theo phân tích của EU.

Khối lượng LNG vẫn thấp hơn so với lượng khí đốt mà Nga đã cung cấp thông qua các đường ống, đã từng đạt gần 155 tỷ mét khối mỗi năm trước chiến tranh. Nhưng sự gia tăng này đã khiến một số quốc gia đặt câu hỏi liệu luật pháp EU có phải đang ngăn chặn việc nhập khẩu LNG.

Hạt nhân

Tương tự, không có biện pháp trừng phạt nào được thực hiện đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, cụ thể là Hungary - nơi công ty nhà nước Nga Rosatom sẽ mở rộng nhà máy Paks.

Theo Eurostat, việc nhập khẩu của châu Âu từ ngành công nghiệp hạt nhân Nga đã lên tới gần 750 triệu euro vào năm 2022. Cơ quan hạt nhân của EU, Euratom, cho biết Nga đã cung cấp 1/5 lượng uranium được sử dụng bởi các công ty tiện ích của EU vào năm 2021, cũng như 1/4 dịch vụ chuyển đổi và 1/3 dịch vụ làm giàu uranium, theo dữ liệu mới nhất.

Bộ Năng lượng Pháp đã bác bỏ một phần của báo cáo Greenpeace vào tháng trước, rằng Paris đã đẩy mạnh việc nhập khẩu uranium làm giàu từ Nga kể từ khi cuộc chiến diễn ra. Pháp cho biết việc dừng hợp đồng với Nga sẽ tốn kém hơn là tiếp tục.

Kim cương

Năm ngoái, EU đã mua kim cương Nga trị giá 1,4 tỷ euro, theo Eurostat, mặc dù họ không cấm nhập khẩu đá quý, nhưng công ty khai thác mỏ Alrosa do Nga kiểm soát, đã bị đưa vào danh sách đen.

Bỉ, trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới, đã khiến “phe diều hâu” ở EU khó chịu, khi kêu gọi EU không hành động một mình trong vấn đề kim cương Nga.

Liên minh châu Âu, Mỹ và các nước G7 khác hiện đang nghiên cứu hệ thống truy xuất nguồn gốc để loại bỏ kim cương Nga. Trung tâm Kim cương Thế giới ở Antwerp cho biết, để đạt hiệu quả, hệ thống này phải bao gồm Ấn Độ - quốc gia không phải là thành viên của G7.

Hoá chất và nguyên liệu thô

Nhập khẩu phân bón Nga của châu Âu lên tới 2,6 tỷ euro vào năm ngoái, tăng hơn 40% so với năm 2021, mức giá cao hơn do khối lượng bị giảm, theo Eurostat.

Trong khi kali từ Nga và Belarus phải chịu những hạn chế đáng kể hoặc thậm chí là lệnh cấm ở EU, thì các loại phân bón khác, bao gồm urê, lại được lưu thông tự do. Sean Mackle của nhóm vận động hành lang công nghiệp Phân bón Châu Âu cho biết cách tiếp cận chắp vá đã khiến việc thực thi trở nên khó khăn hơn.

Bất đồng giữa 27 quốc gia EU về đề xuất miễn trừ để duy trì việc xuất khẩu phân bón sang châu Phi đang cản trở việc áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus – quốc gia bị cáo buộc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.

Niken là một trong số các nguyên liệu thô không bị cấm vận, chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ. EU đã nhập khẩu niken từ Nga với trị giá 2,1 tỷ euro vào năm 2021, vào năm ngoái đã tăng lên 3,2 tỷ euro, theo Eurostat.

Những tên tuổi lớn và lệnh trừng phạt thứ cấp

Alrosa và Rosatom không nằm trong danh sách đen, hiện có gần 1.700 cá nhân và thực thể bị cấm vào EU. Gazprombank, chi nhánh tài chính của Gazprom, tập đoàn độc quyền khí đốt của Nga và Lukoil, nhà sản xuất dầu tư nhân lớn thứ hai của Nga, cũng không có tên trong danh sách.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế từ lâu đã kêu gọi giảm quyền tiếp cận của Nga đối với các hoạt động vận động hành lang của EU và thực hiện các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những thực thể đi giúp đỡ các quốc gia đã bị trừng phạt, như trường hợp ở Mỹ.

Dòng chảy phương Bắc – Giải pháp cho hợp tác năng lượng Nga-EUDòng chảy phương Bắc – Giải pháp cho hợp tác năng lượng Nga-EU
Nga-EU lại căng thẳng vì khí đốtNga-EU lại căng thẳng vì khí đốt
Nga - EU củng cố lòng tinNga - EU củng cố lòng tin

Nh.Thạch

AFP