Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP

16:17 | 19/09/2021

114 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giới quan sát đã chỉ ra những tính toán khác nhau đằng sau việc Trung Quốc trong tuần này chính thức đệ đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP - 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái từng tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng gia nhập CPTPP (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Trung Quốc ngày 16/9 thông báo đã chính thức đệ đơn gia nhập CPTPP - một hiệp định tự do thương mại vốn do Mỹ lập ra trong một nỗ lực nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh, song cuối cùng Washington lại rút khỏi thỏa thuận.

Quyết định đệ đơn gia nhập này là kết quả của nhiều tháng thảo luận ở sau hậu trường của giới chức Trung Quốc với một số nước thành viên TPP sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái tuyên bố, Trung Quốc muốn tham gia vào hiệp định.

Với quyết định này, Trung Quốc là nước thứ hai đệ đơn gia nhập hiệp định có 11 thành viên. Đầu năm nay, Anh cũng đã đệ đơn gia nhập và được chấp thuận bắt đầu quá trình đàm phán.

Mở rộng ảnh hưởng

Tại cuộc họp báo ngày 18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: "Tôi muốn nhấn mạnh, Trung Quốc ủng hộ tự do hóa thương mại và tham gia vào hợp tác, hội nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc đệ đơn gia nhập một lần nữa cho thấy quyết tâm mở cửa và thúc đẩy hợp tác khu vực".

Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo thỏa thuận an ninh quốc phòng (gọi tắt là AUKUS) - một thỏa thuận được cho là nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng, nếu trở thành thành viên của CPTPP, Trung Quốc sẽ có một số đòn bẩy địa chính trị bằng cách tạo ra sức mạnh kinh tế đối trọng với liên minh quân sự. Nói cách khác, theo New York Times, đây là cách để Bắc Kinh thu hút các đồng minh truyền thống của Washington vào quỹ đạo kinh tế của họ.

Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP - 2
Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng bằng sức mạnh kinh tế (Ảnh minh họa: Getty).

Nếu gia nhập thành công, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất trong số các thành viên CPTPP và đó sẽ là bước đi quan trọng để Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sau Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Gao Lingyun, chuyên gia thuộc Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bình luận với Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) rằng, quyết định xin gia nhập CPTPP là một bước đi quan trọng đối với sự tham gia của Trung Quốc trong việc thiết lập các thỏa thuận kinh tế, thương mại. Chuyên gia Gao nói, nó có thể giúp Bắc Kinh có vị thế tốt hơn trong việc quyết định các quy tắc thương mại trong tương lai.

"Đây là một tính hợp lý của Trung Quốc. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế thế giới hiện nay, họ đang có một ưu thế lớn", Hosuk Lee-Makiyama, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế ở Brussels, nhận định.

SCMP dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, quyết định của Trung Quốc có thể gây sức ép với Mỹ phải thúc đẩy chiến lược thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương bằng cách gia nhập trở lại CPTPP hoặc lập một hiệp định mới ngang tầm.
Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã lập ra Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, hay tiền thân của CPTPP). Tuy nhiên, năm 2017, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này.

Hiện chưa rõ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có quyết định quay trở lại hiệp định hay không, nhưng Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 16/9 bình luận: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các quốc gia khác trong khu vực về các mối quan hệ, đối tác kinh tế, và nếu có cơ hội đàm phán, chúng tôi có thể tham gia".

Những trở ngại

Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP - 3
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết, Nhật Bản sẽ xem xét kỹ lưỡng và tham vấn các nước sau khi Trung Quốc đệ đơn gia nhập CPTPP (Ảnh: Reuters).

Đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc cho thấy tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp ở châu Á, nơi Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất và là đối tác thương mại chính của nhiều quốc gia, song sự cạnh tranh với Mỹ ngày càng gay gắt. Australia, Singapore, New Zealand, Nhật Bản đều là thành viên của CPTPP, là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng cùng với Trung Quốc, các nước này cũng là thành viên của RCEP.

Căng thẳng ngoại giao, quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản - chủ tịch luân phiên hiện tại của CPTPP, cũng đang leo thang. Phản ứng về đơn xin gia nhập của Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết, Tokyo sẽ xem xét kỹ lưỡng và tham vấn các nước để xác định liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn cao của CPTPP hay chưa.

Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan hôm 17/9 cho biết, nước này sẽ phản đối việc Trung Quốc gia nhập CPTPP cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt các đòn tấn công thương mại nhằm vào Australia và tuân thủ các cam kết trong hiệp định một cách thiện chí.

CPTPP được ký kết năm 2018, gồm 11 thành viên là Nhật Bản, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc hiện có tranh chấp thương mại với một số thành viên CPTPP, trong đó có Australia. Việc Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP làm dấy lên hoài nghi về sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc tuân thủ các điều khoản trong hiệp định.

Theo Dân trí

Cơ hội vào thị trường Nam Mỹ qua PeruCơ hội vào thị trường Nam Mỹ qua Peru
CPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt NamCPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam
Sau 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Gia tăng áp lực lên doanh nghiệpSau 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Gia tăng áp lực lên doanh nghiệp
CPTPP có trở thành “chiến trường” mới cho Mỹ - Trung?CPTPP có trở thành “chiến trường” mới cho Mỹ - Trung?
"Cửa sáng" cho Anh khi xin gia nhập CPTPP
Anh nộp đơn gia nhập CPTPPAnh nộp đơn gia nhập CPTPP
Lợi ích lớn nhất không phải là những con sốLợi ích lớn nhất không phải là những con số

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 74,400 75,600
Nguyên liệu 999 - HN 74,300 75,500
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 19/04/2024 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 82.100 84.100
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 82.100 84.100
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 82.100 84.100
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 19/04/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,435 7,650
Trang sức 99.9 7,425 7,640
NL 99.99 7,430
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,410
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,500 7,680
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,500 7,680
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,500 7,680
Miếng SJC Thái Bình 8,210 8,400
Miếng SJC Nghệ An 8,210 8,400
Miếng SJC Hà Nội 8,210 8,400
Cập nhật: 19/04/2024 06:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,100 84,100
SJC 5c 82,100 84,120
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,100 84,130
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,700 76,600
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,700 76,700
Nữ Trang 99.99% 74,600 75,900
Nữ Trang 99% 73,149 75,149
Nữ Trang 68% 49,267 51,767
Nữ Trang 41.7% 29,303 31,803
Cập nhật: 19/04/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,802.74 15,962.37 16,474.59
CAD 17,830.93 18,011.04 18,589.00
CHF 27,037.08 27,310.18 28,186.55
CNY 3,419.83 3,454.37 3,565.76
DKK - 3,534.07 3,669.44
EUR 26,168.83 26,433.16 27,603.92
GBP 30,667.37 30,977.14 31,971.18
HKD 3,144.63 3,176.39 3,278.32
INR - 301.14 313.19
JPY 158.53 160.13 167.79
KRW 15.77 17.53 19.12
KWD - 81,790.33 85,060.87
MYR - 5,219.21 5,333.08
NOK - 2,258.10 2,353.99
RUB - 254.56 281.80
SAR - 6,718.10 6,986.74
SEK - 2,263.43 2,359.55
SGD 18,067.70 18,250.20 18,835.84
THB 606.11 673.46 699.26
USD 25,100.00 25,130.00 25,440.00
Cập nhật: 19/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,008 16,028 16,628
CAD 18,154 18,164 18,864
CHF 27,345 27,365 28,315
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,537 3,707
EUR #26,204 26,414 27,704
GBP 31,067 31,077 32,247
HKD 3,116 3,126 3,321
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.24 16.44 20.24
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,221 2,341
NZD 14,751 14,761 15,341
SEK - 2,244 2,379
SGD 18,114 18,124 18,924
THB 637.52 677.52 705.52
USD #25,145 25,145 25,440
Cập nhật: 19/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,100.00 25,120.00 25,440.00
EUR 26,325.00 26,431.00 27,607.00
GBP 30,757.00 30,943.00 31,897.00
HKD 3,164.00 3,177.00 3,280.00
CHF 27,183.00 27,292.00 28,129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15,911.00 15,975.00 16,463.00
SGD 18,186.00 18,259.00 18,792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17,956.00 18,028.00 18,551.00
NZD 14,666.00 15,158.00
KRW 17.43 19.02
Cập nhật: 19/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25225 25275 25442
AUD 16138 16188 16591
CAD 18211 18261 18666
CHF 27736 27786 28199
CNY 0 3479.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26808 26858 27368
GBP 31508 31558 32018
HKD 0 3115 0
JPY 162.51 163.01 167.54
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0372 0
MYR 0 5400 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14819 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18515 18515 18872
THB 0 651.3 0
TWD 0 777 0
XAU 8220000 8220000 8390000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/04/2024 06:00