Những rủi ro tiềm ẩn sau cuộc tấn công Saudi Aramco

15:00 | 26/09/2019

|
(PetroTimes) - Giá dầu tăng đột biến không phải là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi.
nhung rui ro tiem an sau cuoc tan cong saudi aramco

Ả Rập Saudi có trữ lượng dầu khoảng 200 triệu thùng cho phép nước này đảm bảo xuất khẩu trong vài tuần, kể cả trong trường hợp không thể phục hồi sản lượng khai thác. Ngoài ra, trữ lượng dầu chiến lược và thương mại của Mỹ hơn 1,05 tỷ thùng (645 triệu và 416 triệu thùng) cũng phần nào trấn an thị trường, không gây tâm lý hoảng loạn. Ngày 17/9, Ả Rập Saudi đã tuyên bố khôi phục được 50% sản lượng khai thác (2,9 triệu thùng) và sẽ đạt sản lượng 11 triệu thùng/ngày trong tháng 10. Theo kịch bản này, giá của Brent sẽ nằm trong khoảng 64-70 USD/thùng.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố nguồn cung, thị trường sẽ phải xem xét và đánh giá lại một số rủi ro tiềm ẩn. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng dầu khí tập trung quy mô lớn của Ả Rập Saudi đã cho thấy mức độ dễ bị tổn thương và quy mô tê liệt diện rộng trên 50% năng lực sản xuất của đất nước. Thứ hai, mặc dù phiến quân Hussite đã nhận trách nhiệm, Mỹ và Ả Rập Saudi tiếp tục cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công, điều này làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột quân sự trong khu vực. Thứ ba, việc ngừng khai thác đột xuất có thể tác động tiêu cực đến các mỏ dầu lớn nhất của Ả Rập Saudi (chưa thể đánh giá ngay lập tức), về lâu dài đây có thể là yếu tố tăng giá dầu. Thứ tư, kế hoạch IPO của Saudi Aramco có khả năng sẽ phải thay đổi, giá trị công ty có thể giảm thêm tới 300 tỷ USD (bao gồm chi phí khắc phục hậu quả của cuộc tấn công, xây dựng lại cơ sở hạ tầng, phí bảo hiểm sẽ tăng đáng kể trong tương lai). Trước khi xảy ra vụ tấn công, các bên vẫn chưa thể thống nhất về mức giá, chủ sở hữu muốn IPO ở mức giá 2.000 tỷ USD, trong khi các ngân hàng định giá chỉ khoảng 1.400 - 1.500 USD. Và yếu tố tiêu cực cuối cùng đối với giá dầu là: Nếu sau khi hủy IPO Saudi Aramco, Ả Rập Saudi từ chối tiếp tục vai trò đầu tàu cắt giảm sản lượng trong OPEC.

Viễn Đông

Forbes