Nhật Bản không có kế hoạch rút khỏi dự án khí đốt lớn với Nga
![]() |
Giống như các quốc gia khác, Nhật Bản phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, đang phải vật lộn để cân bằng giữa nhu cầu nhiên liệu hóa thạch với đường lối tương đối cứng rắn với Nga. Tokyo là đồng minh thân cận của Washington.
Phát biểu trước quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho biết dự án Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga, gần với Nhật Bản, đang giúp cung cấp "lâu dài, chi phí thấp và ổn định". Ông nói: “Đây là một dự án cực kỳ quan trọng đối với an ninh năng lượng của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định rút lui khỏi dự án này".
Kể từ khi Nga đưa quân sang Ukraine, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Shell của Anh, công ty nắm giữ 27,5% cổ phần trong dự án Sakhalin-2 - do tập đoàn Gazprom của Nga kiểm soát 50% - đã quyết định rút lui. Tập đoàn Nhật Bản Mitsui nắm 12,5% cổ phần và Mitsubishi 10%.
Tuy nhiên, ông Kishida nhấn mạnh rằng Nhật Bản đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Theo chính sách của các nước G7 khác, "chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga", ông nói. Nga cung cấp hơn 8% nhu cầu LNG của Nhật Bản.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Brent giữ giá trên 100 USD/thùng trong sự giằng co giữa nguồn cung thắt chặt và lo ngại suy thoái
- TotalEnergies rút khỏi một mỏ dầu của Nga
- Citigroup dự báo giá dầu sẽ giảm còn 65 USD vào cuối năm 2022
- Dầu giảm 2% xuống mức thấp nhất trong 12 tuần qua do lo ngại suy thoái toàn cầu
- Schneider Electric bán các tài sản ở Nga
- Ngân hàng JP Morgan: Tiếp tục trừng phạt Nga có thể đẩy giá dầu lên 380 USD
- Đức chuẩn bị giải cứu các tập đoàn năng lượng
- Ấn Độ nêu điều kiện miễn thuế đặc biệt cho các công ty khai thác và lọc dầu
- Bản tin Năng lượng xanh: Tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch của Châu Âu vượt năng lượng tái tạo do khủng hoảng
- Sản lượng của Gazprom giảm 9%