Năng lượng tái tạo: “Điểm nghẽn” sẽ được khắc phục

11:33 | 11/02/2021

429 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo.

Nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, ngày 11/2/2020 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội đồng bình chọn, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn KHGD&MT - Ủy ban TƯ mặt trận tổ quốc Việt Nam trao kỷ niệm chương và giấy chứng nhận cho các Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020. Ảnh: Quốc Tuấn
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội đồng bình chọn, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn KHGD&MT - Ủy ban TƯ mặt trận tổ quốc Việt Nam trao kỷ niệm chương và giấy chứng nhận cho các Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Nghị Quyết số 55 của Bộ Chính trị không chỉ định hướng phát triển cho lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam, mà còn nắm bắt được xu hướng phát triển, đảm bảo nhu cầu năng lượng của khu vực. Nếu được thực hiện đúng hướng, có thể sẽ có cuộc “đổ bộ” lớn của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đây thực sự là động lực cho phát triển nền kinh tế Việt Nam”.

Nhiều điểm nghẽn chính sách

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi vẫn còn nhiều điểm nghẽn như: chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng, ứng dụng khoa học và công nghệ. Một số chiến lược, quy hoạch năng lượng chậm được hoàn thiện, chưa sát với tình hình thực tế và nguồn lực thực hiện, chưa thực sự gắn kết với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và một số ngành khác… Những khó khăn đó khiến không ít dự án khó triển khai, thậm chí có nguy cơ hủy bỏ.

Được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng Tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường - Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức Diễn đàn: “Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam” đồng thời trao chứng nhận cho các dự án trong chương trình bình chọn “Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu năm 2020”.

Tại Diễn đàn các chuyên gia, nhà khoa học cũng đưa ra các điểm nghẽn cần điều chỉnh trong quá trình triển khai như về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, công nghệ, nguồn nhân lực/việc làm và nguồn tài chính. Cũng như việc quản lý, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu…

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội đồng bình chọn, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn KHGD&MT - Ủy ban TƯ mặt trận tổ quốc Việt Nam trao kỷ niệm chương và giấy chứng nhận cho các Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020. Ảnh: Quốc Tuấn
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội đồng bình chọn, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn KHGD&MT - Ủy ban TƯ mặt trận tổ quốc Việt Nam trao kỷ niệm chương và giấy chứng nhận cho các Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020.

Giải pháp căn cơ cho bài toán “năng lượng”

Theo báo cáo thống kê, nhu cầu điện trong giai đoạn 2021-2025 sẽ gặp nhiều khó khăn với tình trạng thiếu điện trầm trọng, dự báo năm 2023 có thể thiếu tới 13 tỷ kWh, trong khi đã phải phát điện dầu gần 11 tỷ kWh. Đến hết năm 2023, công suất nguồn điện bị thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690 MW. Tình trạng thiếu hụt nguồn điện sẽ được cải thiện trong các năm 2024 và 2025 do đưa vào vận hành một số nhà máy nhiệt điện, nhưng dự báo đến hết năm 2025, nguồn điện sẽ vẫn còn thiếu hụt khoảng 7.250 MW.

Với cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW.

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, trong vòng 2 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về số lượng và quy mô dự án Năng lượng tái tạo. Đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, tính tới thời điểm tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất là 5.053 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW. Như vậy, tổng công suất điện gió và mặt trời đã là 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn điện của hệ thống. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 31 ngày 8 năm 2020 đã có trên 47.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.128 MWp.

Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành Điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay. Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ ban ngành, địa phương những “điểm nghẽn” sẽ có giải pháp phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới.

Theo enternews.vn