Giá dầu tuần qua và dự báo tuần tới

16:46 | 22/06/2020

|
(PetroTimes) - Giá Brent (tháng 8) trong tuần giao dịch tuần qua biến động trong biên độ 37,25 – 42,78 USD/thùng, đóng cửa tuần giao dịch ở mức gần đỉnh 41,96 USD/thùng (tăng 10%/tuần).
gia dau tuan qua va du bao tuan toi 572901Lượng tồn kho tại Mỹ tăng cao, giá dầu quay đầu giảm
gia dau tuan qua va du bao tuan toi 572901Giá dầu giảm dù OPEC vẫn cắt giảm sản lượng
gia dau tuan qua va du bao tuan toi 572901

Mở cửa tuần giao dịch ngày 15/06 Brent tiếp tục đà giảm cuối tuần trước từ 38 xuống 37,25 USD/thùng, sau đó lập tức tăng khá mạnh lên mức 41,58 USD trong ngày giao dịch tiếp theo do có một số thông tin hỗ trợ: FED tăng cường hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua cơ chế mua lại trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp (SMCCF), IEA tăng dự báo tiêu thụ dầu năm 2020 thêm 500.000 bpd, đồng thời dự báo nhu cầu năm 2021 hồi phục mạnh thêm 5,7 triệu bpd, sản lượng khai thác tại Mỹ tiếp tục giảm trong tuần qua xuống 10,5 triệu bpd.

Đến cuối ngày 16/06 đà tăng yếu dần, Brent giao dịch xoay quanh 40 USD/thùng bởi lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Trung Quốc, Mỹ, ngoài ra, trữ lượng dầu thương mại Mỹ tiếp tục tăng 1,22 triệu thùng/tuần (dự báo giảm 0,2 triệu) lên mức kỷ lục cũng giảm bớt sự hưng phấn của các nhà đầu tư. Kỳ họp Ủy ban giám sát OPEC+ (JMMC) cho thấy các thành viên OPEC+ tuân thủ hạn ngạch cắt giảm được 87% trong tháng 5, những nước chưa tuân thủ đầy đủ cam kết bù đắp – cắt giảm ngoài hạn ngạch bắt buộc thêm 1,3 triệu bpd, đảm bảo 100% hạn ngạch cam kết trong quý 3. Ngoài ra, nhận định của bộ trưởng Năng lượng Nga về việc thị trường dầu thế giới sẽ cân bằng vào cuối năm 2020 – đầu năm 2021, Saudi Aramco ước tính nhu cầu tiêu thụ dầu hồi phục lên mức 90 triệu bpd (-10 triệu bpd) sau khi giảm mạnh trong tháng 4 (-25 triệu bpd) đã giúp Brent tiếp tục tăng giá, vượt mốc 42 USD/thùng.

Những yếu tố tích cực khác:

· Số giàn khoan hoạt động tại Mỹ tiếp tục giảm tuần thứ 15 liên tiếp;

· Nhiều công ty dầu khí đá phiến nộp đơn xin bảo hộ phá sản;

· Giới đầu tư giảm bớt lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ 2, kể cả nếu có xảy ra, các chính phủ sẽ không quay lại biện pháp cách ly quá khắt khe như trước đây;

Ngoài ra các yếu tố địa chính trị như đụng độ quân sự tại Trung Đông (Iran, Iraq, Yemen, Saudi, Libya và có thể cả Ấn Độ và Trung Quốc) có thể làm giá dầu tăng đột biến. Hiện tại sự hiện diện quân sự của các nước kể trên tại các điểm nhạy cảm được tăng cường.

Những yếu tiêu cực:

· Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới toàn cầu tăng cao kỷ lục, Trung Quốc phát hiện ổ dịch cùng chủng virus Covid-19 mới, bạo loạn tại Mỹ, EU có thể làm tăng số ca nhiễm mới;

· Sản lượng khai thác tại Mỹ có thể tăng trở lại, thêm 500.000 bpd trong thời gian tới;

· OPEC giữ nguyên dự báo tiêu thụ dầu thô năm 2020 ở mức 90,57 triệu bpd (-9,1 triệu);

· Căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc - Ấn Độ (mang tính chất đối đầu lâu dài);

Theo chúng tôi nhận định, trong tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 40 – 46 USD/thùng.

Viễn Đông