EU đề nghị cấm khai thác dầu khí ở Bắc Cực

03:00 | 16/10/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Liên minh châu Âu đang tìm cách cấm quốc tế khai thác dầu, than và khí đốt thêm nữa ở Bắc Cực - khu vực giàu tài nguyên.
Nga vẫn sẽ tăng cường vận chuyển khí đốt qua Ukraine nếu Kiev đưa ra các điều kiện cạnh tranhNga vẫn sẽ tăng cường vận chuyển khí đốt qua Ukraine nếu Kiev đưa ra các điều kiện cạnh tranh
EU đề nghị cấm khai thác dầu khí ở Bắc Cực
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chỉ vài tuần trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow, tại đây các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến ​​sẽ nhất trí về những hành động nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, EU đang cố gắng tránh để tình hình trở nên tồi tệ hơn ở một khu vực vốn đã bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ ấm lên.

Ủy viên môi trường của EU, Virginijus Sinkevicius, nói với các nhà báo: “Than, khí đốt và dầu mỏ chắc chắn vẫn còn nằm dưới lòng đất ở khu vực này”.

Ủy ban châu Âu đang đề xuất quy định quốc tế về lệnh cấm không chỉ ngăn chặn việc khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Bắc Cực mà còn cả việc bán các sản phẩm như vậy ở đây "nếu chúng được sản xuất".

Hiện nay, biến đổi khí hậu, với nhiệt độ tăng cao khiến băng tan đến mức chưa từng thấy đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận Bắc Cực và tài nguyên nơi đây.

So với phần còn lại của Trái đất, Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp ba lần, khiến môi trường bị mất cân bằng.

Người ta ước tính rằng có 90 tỷ thùng dầu chưa được phát hiện, 1.670 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên và 44 tỷ thùng chất lỏng khí tự nhiên ở Bắc Cực.

Trong cuộc tranh luận căng thẳng xung quanh Bắc Cực, EU có rất ít đòn bẩy để tác động đến số phận của khu vực này.

EU chỉ là quan sát viên chứ không phải là thành viên của Hội đồng Bắc Cực - diễn đàn liên chính phủ của các quốc gia có lãnh thổ trong khu vực này, mặc dù các quốc gia thành viên của EU như Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển có mặt trong đó.

Các thành viên khác của diễn đàn bao gồm Canada, Iceland, Na Uy, Nga, Mỹ và sáu tổ chức bản địa.

Tuy nhiên, EU tin rằng những cam kết của họ với khu vực này hiện là "yếu tố địa chính trị cần thiết" để duy trì sự ổn định ở Bắc Cực.

"Châu Âu phải xác định lợi ích địa chính trị của mình rộng hơn để thúc đẩy sự ổn định, an toàn và hợp tác hòa bình ở Bắc Cực", người đứng đầu bộ phận chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nói.

Nga là nước đóng vai trò quan trọng trong Bắc Cực - đường bờ biển của nước này chiếm 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sau tất cả cuối cùng thì Moscow cũng sẽ được hưởng lợi ngay cả khi EU đề nghị ngừng khai thác khu vực này do giá khí đốt tăng.

"Nếu những quyết định như vậy dẫn đến biến động về giá nhất định, thì nền kinh tế Nga sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Đó là bởi vì chúng tôi sẽ giảm sản lượng, nhưng chúng tôi sẽ có được mức giá như chúng tôi muốn", ông Putin phát biểu tại một hội nghị năng lượng ở Moscow.

Theo số liệu của EU, EU hiện nhập khẩu một lượng đáng kể dầu và khí đốt ở Bắc Cực, trong đó có 87% lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng được sản xuất ở Bắc Cực của Nga.

EU cũng góp phần vào sự nóng lên của Bắc Cực khi chiếm 8% tỷ trọng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto