Eni và các Big Oil đồng loạt mua lại cổ phiếu
![]() |
Công ty năng lượng khổng lồ của Ý Eni đang tăng cổ tức của mình lên mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, sau báo cáo hôm 30/7 cho thấy lợi nhuận ròng của hãng trong quý II đã trở lại số liệu trước đại dịch.
Cụ thể, Eni báo cáo lợi nhuận ròng đạt 1,1 tỷ USD trong quý II, so với khoản lỗ 849 triệu USD của cùng kỳ năm 2020.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Eni tăng hơn gấp đôi lên 3,3 tỷ USD cho quý II năm 2021 so với cùng kỳ năm trước.
Giám đốc điều hành Claudio Descalzi của Eni cho rằng, có được kết quả này là do "bối cảnh vĩ mô được cải thiện và các nguyên tắc cơ bản của thị trường năng lượng".
Việc tăng giá hàng hóa đã giúp Eni ghi nhận lợi nhuận cao trong bộ phận thăm dò và khai thác (E&P), nhưng ở hạ nguồn, tỷ suất lợi nhuận lọc dầu cực kỳ yếu ở các khu vực Châu Âu và Địa Trung Hải.
Giám đốc điều hành Descalzi cho biết: "Những kết quả này với kịch bản tham chiếu chuẩn Brent đạt 65 USD/thùng, đã cho phép chúng tôi tăng cổ tức trở lại mức trước đại dịch Covid-19 ở mức 0,86 euro/cổ phiếu, với 50% được trả vào tháng 9 tới. Chúng tôi cũng sẽ bắt đầu chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 400 triệu euro trong vòng 6 tháng tới".
Eni trở thành công ty dầu khí quốc tế mới nhất thông báo mua lại cổ phiếu hoặc tăng cổ tức sau khi công bố kết quả quý II.
Các "ông lớn" khác của châu Âu, như Shell và TotalEnergies cũng đã công bố mua lại cổ phiếu trong tuần này sau khi báo cáo thu nhập tăng trưởng đáng kể trong quý II năm 2021. Trong đó, Shell đã tăng cổ tức, còn Chevron đang tiếp tục mua lại cổ phiếu sau khi báo cáo thu nhập cao hơn kỳ vọng.
Bình An
-
Tin ngân hàng ngày 23/5: Lợi nhuận của 28 ngân hàng đạt hơn 33.000 tỷ đồng trong quý I/2022
-
Lợi nhuận ròng của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tăng 1,8 lần
-
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 12/5/2022: Bạch Dương cẩn thận kẻ thứ ba, Ma Kết thu nhiều lợi nhuận
-
Chi phí lãi vay ‘ăn mòn’ lợi nhuận tại Chứng khoán Bảo Việt
- Tin Thị trường: Ả Rập Xê-út nói đã làm tất cả những gì có thể cho thị trường dầu mỏ
- Bản tin Dầu khí 26/5: Mỹ trừng phạt mạng lưới buôn lậu dầu mỏ
- Tổng thống Nga đưa ra chỉ thị hỗ trợ các dự án ưu tiên ở Bắc Cực trong bối cảnh các Big Oil rời khỏi nước Nga
- Shell rút khỏi liên doanh Gydan Energy với Gazprom Neft
- Chính phủ Nigeria ngăn chặn ExxonMobil bán tài sản cho Seplat
- Aramco không thể tăng công suất khai thác dầu nhanh hơn so với cam kết
- Sản lượng dầu giảm tại mỏ khổng lồ Kashagan của Kazakhstan
- Mỹ chuẩn bị gia hạn giấy phép của Chevron ở Venezuela
- Bản tin Dầu khí 25/5: Ả Rập Xê-út vẫn coi Nga là một phần không thể thiếu của OPEC+
- Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Áo Karin Kneissl rời khỏi Hội đồng quản trị của Rosneft