Đường ống dẫn khí đốt EastMed – bằng chứng vạch trần "bộ mặt" của châu Âu

03:04 | 10/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Vào tháng 11 năm 2021, Ủy ban Châu Âu đã quyết định đưa đường ống dẫn khí EastMed vào vị trí thứ năm trong danh sách các Dự án có lợi ích chung.
Chuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua (3/1- 9/1/2022): Mâu thuẫn gay gắt trong việc dán 'nhãn xanh' cho khí đốt và hạt nhânChuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua (3/1- 9/1/2022): Mâu thuẫn gay gắt trong việc dán 'nhãn xanh' cho khí đốt và hạt nhân
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi 'bá chủ' trên thị trường khí đốtNhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi 'bá chủ' trên thị trường khí đốt
Đường ống dẫn khí đốt vẫn chưa được hoàn thành trong 3 thập kỷĐường ống dẫn khí đốt vẫn chưa được hoàn thành trong 3 thập kỷ
Đường ống dẫn khí đốt EastMed – bằng chứng vạch trần
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hy Lạp đang thúc đẩy dự án này vì lý do địa chính trị, và EU cũng đang ùa theo, bỏ qua các mục tiêu khí hậu của riêng họ.

Đường ống EastMed - được lên kế hoạch dài 1.900 km với khả năng cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hằng năm từ Síp và Israel đến châu Âu qua Hy Lạp - được nhiều người ủng hộ cả ở Hy Lạp và nước ngoài.

Vào tháng 1 năm 2020, Hy Lạp, Síp và Israel đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về đường ống này. Dự án cũng có sự hỗ trợ của Mỹ - quốc gia coi đây là sự cạnh tranh khả thi chống lại nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga trên thị trường châu Âu. EastMed sẽ gia nhập hàng ngũ LNG của Mỹ và các đường ống dẫn khí khác mang khí đốt không phải của Nga đến châu Âu. Bulgaria, Romania, Serbia và Bắc Macedonia cũng đã bày tỏ sự ủng hộ khi vì họ cho rằng dự án này “hứa hẹn sẽ đóng góp vào an ninh năng lượng của khu vực rộng lớn hơn”.

Trong 12 năm qua, giới lãnh đạo chính trị của Hy Lạp đã thúc đẩy EastMed như một trụ cột trong chiến lược địa chính trị và năng lượng của nước này.

“EastMed sẽ đưa Hy Lạp vào bản đồ năng lượng như một trung tâm sản xuất và vận chuyển khí đốt tự nhiên, nâng cao vai trò địa chính trị của chúng tôi trong khu vực,” Yiannis Maniatis - người từng giữ chức bộ trưởng năng lượng từ năm 2013 đến năm 2015 của Hy Lạp cho biết.

Tuy nhiên EastMed không bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu năng lượng của châu Âu. Theo công ty tư vấn Artelys, EU có đủ nguồn cung từ Na Uy, Nga, Trung Á và Bắc Phi để đáp ứng nhu cầu.

Nếu châu Âu muốn duy trì dưới mức mục tiêu 1,5 ° C, châu Âu phải cắt giảm 1/4 lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của mình ở mức trong năm 2018 vào năm 2030 và giảm 90% vào năm 2050. Nhu cầu giảm nhanh như vậy có nghĩa là sẽ không còn thời gian để thực hiện đường ống dẫn khí EastMed. Theo chuyên gia nghiên cứu năng lượng Rystad, các mỏ ở Síp dự kiến mãi đến năm 2030​​ mới bắt đầu sản xuất.

Bề ngoài châu Âu luôn muốn cắt giảm việc sử dụng khí đốt và muốn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch ra khỏi cơ cấu năng lượng, đồng thời châu lục này hướng tới mục tiêu xanh. Tuy nhiên, ngày 15/12/2021, châu Âu đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc tài trợ cho đường ống EastMed, khiến cả thế giới hoài nghi về mục tiêu xanh bấy lâu nay của châu lục này.

Đường ống EastMed gây tranh cãi mà phụ thuộc vào khí hóa thạch đã đi ngược lại với mục tiêu chuyển đổi sang năng lượng xanh của châu Âu.


https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto