Đức "cấp tốc" đàm phán với Senegal về khí đốt
![]() |
Senegal, một quốc gia nghèo ở Tây Phi, đặt nhiều hy vọng vào tương lai cùng Mauritania khai thác các mỏ dầu khí được phát hiện ở Đại Tây Dương trong những năm gần đây. Tổng thống Senegal đã lên kế hoạch bắt đầu khai thác vào tháng 12 năm 2023, với tốc độ ban đầu là 2,5 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm và 10 triệu tấn vào năm 2030.
Tổng thống Senegal Macky Sall tuyên bố: “Chúng tôi đã sẵn sàng. Senegal trong mọi trường hợp sẽ đạt được mục tiêu cung cấp LNG cho thị trường châu Âu”.
"Tôi đã đề nghị Thủ tướng Olaf Scholz đồng hành với chúng tôi phát triển các nguồn khí đốt này, để đưa LNG từ châu Phi đến châu Âu”.
Đức đã tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo hoặc lưu trữ năng lượng ở Senegal, và các cuộc đàm phán đã bắt đầu liên quan đến khí đốt, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết. “Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục ở cấp độ chuyên gia bởi vì lợi ích chung của chúng tôi", ông Olaf Scholz nói.
Tổng thống Senegal một lần nữa lên tiếng phản đối việc ngừng tài trợ cho việc khai thác nhiên liệu hóa thạch nhân danh cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
20 bang, bao gồm cả Hoa Kỳ và Pháp, đã cam kết tại hội nghị khí hậu COP26 vào năm 2021 về việc chấm dứt tài trợ nước ngoài vào cuối năm 2022 đối với các dự án năng lượng hóa thạch không có kỹ thuật thu giữ carbon.
Ông Sall cho biết, châu Phi là lục địa có 1,3 tỷ người, trong đó 600 triệu người không được sử dụng điện.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: “Chúng tôi không thể chấp nhận việc một số quốc gia trên thế giới bị ngăn cản khai thác các khả năng của mình” vì họ không có đủ khả năng tài chính hoặc vì họ chưa có cơ hội.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Bị chính quyền ép, các nhà máy lọc dầu Mỹ nói không có giải pháp thần kỳ
- Nhìn lại các mốc quan trọng trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và phương Tây
- Doanh thu từ khí đốt của Nga vẫn cao dù nguồn cung sang châu Âu giảm
- Fitch Ratings nâng dự báo giá dầu Brent năm 2022
- Bản tin Dầu khí 24/6: 57% người Mỹ không hài lòng với cách xử lý khủng hoảng của Tổng thống