Dù muốn hay không, với Nord Stream 2, Putin đang “nắm đằng chuôi” so với châu Âu

03:00 | 14/10/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sau nhiều năm tranh luận ở Đức và ở nhiều nước khác, tập đoàn năng lượng Gazprom vào tháng trước xác nhận rằng họ đã hoàn thành việc xây dựng Nord Stream 2 - đường ống dài 760 dặm với công suất vận chuyển 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm dưới biển Baltic đến Đức.
Nord Stream 2 AG kháng cáo quyết định của tòa ánNord Stream 2 AG kháng cáo quyết định của tòa án
Giá khí đốt tại châu Âu bất ngờ giảm mạnh sau thông tin Nord Stream 2 bắt đầu vận hànhGiá khí đốt tại châu Âu bất ngờ giảm mạnh sau thông tin Nord Stream 2 bắt đầu vận hành
Dù muốn hay không, với Nord Stream 2, Putin đang “nắm đằng chuôi” so với châu Âu
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Mặc dù Nga vốn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu, tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động, Nord Stream 2 sẽ tăng hơn nữa lượng khí đốt của Nga đến châu Âu, lên 170 tỷ mét khối hằng năm, giúp khắp lục địa này luôn tràn ngập ánh đèn.

Tuần trước, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nếu như các cơ quan của Đức nhanh chóng chứng nhận Nord Stream 2, thì có lẽ giá khí đốt đã không tăng cao gây khó khăn cho các nước châu Âu như vậy.

Việc đẩy nhanh tiến độ chứng nhận giúp hạ nhiệt thị trường nhưng lại tạo áp lực cho châu Âu, cơ quan Năng lượng Quốc tế, và cơ quan giám sát năng lượng thế giới, phải tăng nguồn cung khí đốt.

Trên thực tế, Nord Stream 2 không thể “tháo nút thắt” cho cuộc khủng hoảng ngắn hạn. Chính Gazprom đã thừa nhận rằng họ chỉ có thể hoạt động 10% công suất trong những tháng còn lại của năm nay. Tốt nhất, nếu Gazprom thực sự muốn hạ nhiệt thị trường, họ có ​​thể tăng thêm công suất cung cấp khí đốt qua các đường ống đi qua Ba Lan và Ukraine.

Thật vậy, có những bằng chứng cho thấy Nga đã gia tăng nguồn cung đến châu Âu trong những ngày qua và một khi Gazprom đã hoàn thành việc dự trữ khí đốt cho nhu cầu nội địa trong mùa đông năm nay trước tháng 11, thì rất có thể châu Âu sẽ nhận được nhiều khí đốt hơn nữa.

Những lập luận xung quanh Nord Stream 2 chỉ ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mà châu Âu phải đối mặt khi châu lục này đang tìm cách thoát khỏi nguồn cung năng lượng từ Nord Stream 2.

Châu Âu đang tự đặt ra cho mình một số mục tiêu thách thức mang tên tình trạng khẩn cấp về khí hậu, trong đó bao gồm việc nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo ở EU lên 40%. Chính vì vậy họ đang đầu tư nhiều vào năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, khi châu Âu đóng cửa các mỏ than và phát triển các tua-bin gió, đây có thể là giai đoạn chuyển đổi khó khăn. Điển hình như Đức đã quyết định loại bỏ dần điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011, sau đó nước này sẽ dựa vào nhiên liệu hóa thạch để thu hẹp khoảng cách với một tương lai sử dụng năng lượng tái tạo mà châu Âu ao ước.

Những người phản đối Nord Stream 2, bao gồm cả Nhà Trắng, cho rằng đường ống là một phần trong chiến lược địa chính trị của Điện Kremlin. Mặc dù bề ngoài đây là dự án của tư nhân, nhưng rõ ràng nó nằm trong tầm kiểm soát của Vladimir Putin. Mỹ nhận định việc các cơ quan của Đức chứng nhận đường ống sẽ chỉ khiến châu Âu thêm phụ thuộc vào Nga và làm Ukraine suy yếu vì các đường ống dẫn khí của họ trở nên dư thừa.

Có lẽ Tổng thống Putin sẽ tìm cách trục lợi bằng khí đốt. Nhưng trong quá khứ, Điện Kremlin đã không làm như vậy, thay vào đó họ tìm cách để trở thành một đối tác đáng tin cậy. Vì vậy, Nga có một lợi thế chính trên tất cả, đó là bán càng nhiều khí đốt càng nhanh càng tốt.

Sự thay đổi quan điểm của Putin vào tuần trước đã chứng tỏ thực tế kinh tế: mặc dù họ thích gây phiền toái cho các nước láng giềng, nhưng họ sẽ không có lợi khi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở châu Âu. Nhiên liệu hóa thạch đang “lên ngôi”, vì vậy Nga sẽ tự làm hao hụt tài chính của mình khi đẩy nhanh quá trình khử cacbon của châu Âu.

Đối với Ukraine, có rất nhiều bằng chứng cho thấy phí trung chuyển mà châu Âu trả cho khí đốt đi qua các đường ống cũ kỹ của họ cuối cùng đã rơi vào túi của một số người không ai biết. Và những đường ống của Ukraine đã cũ kỹ, dễ bị rò rỉ và cháy nổ. Nord Stream 2 sẽ là nguồn cung cấp khí đốt rẻ hơn và hiệu quả hơn. Ít hay nhiều thì châu Âu vẫn có lợi khi giúp Ukraine xây dựng lại nền kinh tế, tuy nhiên mô hình đường ống cũ nát ngày nay không nhất thiết là thứ cần được bảo tồn.

Một số người còn cho rằng thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng trường tách biệt với các đường ống dẫn khí và Nord Stream 2. LNG có thể được vận chuyển bằng tàu thuyền trên khắp thế giới. Hầu hết LNG được ký hợp đồng dài hạn - phần lớn trong số đó là hợp đồng với khách hàng châu Á.

Putin không phải là người mà châu Âu muốn hợp tác làm ăn. Nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã mang lại cho ông và dự án “con cưng” của mình một vị thế đàm phán mạnh mẽ - một vị trí có thể buộc châu Âu phải nhúng tay vào.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto