Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp

22:48 | 07/11/2022

17,498 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xăng dầu đầu mối lớn nhất tại Việt Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng sản xuất hay nhập khẩu trong bối cảnh nguồn cung thế giới bị đứt gãy như hiện nay đang đặt ra những thách thức rất lớn với các doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ chính sách kịp thời và sát thực tế từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp
Khu bồn chứa sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Nỗi lo đầu vào để tăng công suất chế biến

Trao đổi với phóng viên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) Bùi Ngọc Dương cho biết, từ đêm 4/11 đến rạng sáng 5/11, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã nâng dần công suất lên 112% để góp phần giảm áp lực nguồn cung xăng dầu cho đất nước.

"Với kinh nghiệm hơn 12 năm vận hành, việc nâng 12% công suất thiết kế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn đảm bảo trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, việc nâng công suất để tăng sản lượng xăng dầu lại đang đặt ra thách thức mới về nguồn nguyên liệu đầu vào với BSR, nhất là tại thời điểm nguồn cung dầu thô thế giới bị đứt gãy và giá cả biến động khôn lường như hiện nay", ông Dương chia sẻ.

Thực tế là việc tính toán mua dầu thô nguyên liệu đều phụ thuộc vào kế hoạch sản lượng sản xuất đã được tính toán từ đầu năm và thông thường BSR chỉ mua dự phòng thêm 5% để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Hiện BSR mua khoảng 70% dầu thô từ các mỏ trong nước, bao gồm từ hai đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro (VSP), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và một phần dầu thô mua từ các chủ mỏ nước ngoài tại Việt Nam thông qua cơ chế đấu thầu quốc tế như các nhà thầu nước ngoài khác.

Phần nguyên liệu đầu vào 30% còn lại được BSR chủ yếu mua từ nguồn dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ và của một số nước Tây Phi. Với nguồn dầu thô mua từ các nước cách xa Việt Nam như vậy, BSR thường phải ký hợp đồng trước từ 2-3 tháng để đối tác nước ngoài có thể chuẩn bị cũng như có thời gian vận chuyển về Việt Nam.

Với việc tăng công suất theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, BSR đang tập trung đàm phán với các chủ mỏ trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để tăng sản lượng khai thác, bổ sung thêm nguồn dầu thô tháng 11 và 12/2022 cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Nếu các đàm phán thành công, đây sẽ là nguồn nguyên liệu bổ sung nhanh nhất và BSR đã chuẩn bị sẵn sàng các đội tàu vận chuyển cập nhanh vào mỏ để tiếp nhận dầu thô. Bên cạnh đó, BSR đã đẩy mạnh mua các sản phẩm trung gian từ các nhà máy lọc dầu của Singapore và Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) để chế biến sản phẩm xăng dầu và phần "nguyên liệu" đầu vào hiện chiếm khoảng 5% đầu vào của BSR.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp
Nhập khẩu dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Tuy nhiên, với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, việc tăng sản lượng dầu thô và các sản phẩm trung gian để đáp ứng yêu cầu tăng công suất sẽ buộc BSR phải chấp nhận giá cao hơn nhiều so với giá hợp đồng đã ký từ sớm. Cùng đó, tiền thuê tàu vận chuyển nhanh hiện nay không hề dễ và cước vận chuyển đã cao gấp đôi so với thời điểm trước dịch COVID-19. Đặc biệt, với tỷ giá biến động mạnh như hiện nay, cộng thêm lãi suất ngân hàng tăng nhanh, việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về để tăng công suất Nhà máy Dung Quất có thể khiến BSR bị lỗ, ông Dương cho biết.

Phụ phí vẫn "làm khó" nhập khẩu

Là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chiếm thị phần lớn thứ hai tại Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) Cao Hoài Dương cho biết, năm 2022, Bộ Công Thương phân giao cho PVOIL đảm bảo sản lượng tạo nguồn là 3 triệu m3/tấn xăng dầu. Tuy nhiên đến hết tháng 10 vừa qua, sản lượng tạo nguồn xăng dầu của PVOIL đã vượt con số Bộ Công Thương phân giao cả năm. Dự kiến đến tháng 12 tới đây, sản lượng tạo nguồn của PVOIL sẽ đạt 3,6 triệu m3/tấn, đáp ứng nhu cầu xăng dầu tăng cao trong nước.

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, riêng trong tháng 10 vừa qua, sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường của PVOIL đã tăng hơn 40% so với mức bình thường do nhiều cây xăng tư nhân thiếu xăng dầu hoặc tạm đóng cửa, khiến khách hàng đổ dồn về các cây xăng của doanh nghiệp nhà nước như PVOIL.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp
Cửa hàng xăng dầu của PVOIL tại số 194 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.

Theo ông Cao Hoài Dương, trong bối cảnh nguồn cung thế giới bị đứt gãy và thị trường xăng dầu thế giới đang là thị trường do người bán định giá như hiện nay, việc đưa xăng dầu về Việt Nam là rất khó khăn do phụ phí tăng cao. Cụ thể, phụ phí đưa xăng dầu từ Singapore về Việt Nam trong các chuyến hàng đầu tháng 11 của PVOIL lên tới 8-10 USD/thùng. Còn với lô hàng thời điểm tháng 8 và 9 trước đó, mức phụ phí này bình quân từ 10-12 USD/thùng. Đây là mức phụ phí rất cao nếu so với mức phụ phí dưới 4 USD/thùng trước khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra.

Một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khác cho biết, ngoài vấn đề phụ phí chưa tính đúng tính đủ theo thực tế, một khó khăn khác mà doanh nghiệp đầu mối đang gặp phải là tỷ giá USD/VND tăng cao. Thêm vào đó, việc lo đủ ngoại tệ để nhập khẩu cũng là thách thức lớn với doanh nghiệp, nhất là khi có sự chênh lệch tỷ giá "chợ đen" và tỷ giá bán ra của của ngân hàng thương mại. Vì vậy, để có đủ nguồn ngoại tệ nhập khẩu, trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm một số loại phí khiến giá thành đưa xăng dầu về Việt Nam cũng theo đó mà bị đội lên. Ngoài ra, lãi suất cho vay của ngân hàng cũng bị điều chỉnh tăng trong thời gian qua cũng khiến cho nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu gặp khó khăn trong cân đối nguồn tài chính để tăng nhập khẩu xăng dầu.

Doanh nghiệp nỗ lực, Nhà nước đồng hành

"Để đảm bảo nguồn dầu thô đầu vào cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất, bên cạnh chính sách hỗ trợ về nguồn cung ngoại tệ phục vụ nhập khẩu hay lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, việc ưu tiên nguồn dầu thô khai thác tại Việt Nam cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất chế biến xăng dầu phục vụ thị trường trong nước là rất quan trọng, nhất là tại các mỏ mà Việt Nam sở hữu toàn bộ như Hồng Ngọc (mỏ Ruby)", Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương đề xuất.

Thực tế là, mỏ Hồng Ngọc đã thuộc sở hữu toàn bộ của phía Việt Nam từ ngày 9/9/2017 (sau khi hợp đồng phân chia sản phẩm giữa đối tác Malaysia và Petrovietnam hết hiệu lực), được Chính phủ giao cho Petrovietnam quản lý và Petrovietnam thuê PVEP làm nhà điều hành. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, với quy định hiện hành, toàn bộ sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Hồng Ngọc cũng phải đấu thầu quốc tế và Petrovietnam không có thẩm quyền "ưu tiên" cho BSR mua dầu thô cho dù BSR là đơn vị thành viên của Petrovietnam.

Về vấn đề này, Tiến sỹ kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong bối cảnh nguồn cung thế giới đứt gãy như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có quyết sách tính toán mức giá hợp lý và dành ưu tiên nguồn dầu thô khai thác tại đây cho nhà máy Dung Quất tăng công suất chế biến để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

Đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu, Tiến sỹ kinh tế Định Trọng Thịnh chỉ rõ, mặc dù mức phụ phí đưa xăng dầu về Việt Nam gần đây đã được điều chỉnh tăng lên 4,5 USD/thùng nhưng trên thực tế tháp hơn nhiều so với mức phụ phí thực tế mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải trả để đưa xăng dầu về Việt Nam. Vì vậy, việc sớm điều chỉnh phụ phí bám sát thực tế là rất quan trọng để giúp các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ nguồn lực nhập khẩu xăng dầu.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp
Kho chứa xăng dầu của PVOIL

Cùng quan điểm này, nhiều doanh nghiệp đầu mối cũng đề xuất, việc điều chỉnh phụ phí đưa xăng dầu về Việt Nam nên thực hiện hàng tháng để có công thức tính giá cơ sở sát thực hơn, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu biến động nhanh như hiện nay. Việc điều chỉnh phụ phí như vậy sẽ giúp tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể tăng nhập khẩu, từ đó hạn chế việc bán hàng nhỏ giọt hay tạm đóng cửa của nhiều cây xăng tư nhân như thời gian vừa qua.

Về phía thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất tại thị trường trong nước, đại diện Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, trong bối cảnh một số cửa hàng xăng dầu thiếu hàng cục bộ khiến người dân khó mua xăng dầu, các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Petrolimex nghiêm túc duy trì bán xăng dầu 24/7, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, Petrolimex có gần 2.700 cửa hàng xăng dầu trực thuộc trên cả nước, từ vùng núi xa xôi đến các khu vực đông dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… Tập đoàn đang cung cấp xăng dầu cho khoảng 1.800 thương nhân nhượng quyền. Với các thương nhân nhượng quyền này, Tập đoàn luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn hàng theo đúng cam kết về sản lượng và tiến độ trong hợp đồng. Tuy nhiên, ở một số thời điểm, trước tình trạng thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, cửa hàng xăng dầu ngoài xã hội hạn chế bán hàng, Petrolimex cũng gặp áp lực lớn do lượng khách đổ dồn về các cây xăng Petrolimex dẫn tới quá tải.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Petrolimex đã nhập mua 7.347.000 m3/tấn, đạt 126% tiến độ tổng nguồn phân giao tối thiểu đầu năm 2022 của Bộ Công Thương. Đặc biệt trong quý IV này, Petrolimex đã chủ động tạo nguồn cho thị trường nội địa dự kiến khoảng 2.985.000 m3/tấn tương ứng khoảng 140% so với phân giao tối thiểu của Bộ Công Thương tại Văn bản số 6733/BCT-TTTN ngày 28/10/2022.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định về dài hạn, cơ quan quản lý nhà nước cần có các giải pháp thiết thực hơn hỗ trợ các thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Đặc biệt, việc thực hiện tiến độ tổng nguồn quý IV của tất cả các thương nhân đầu mối theo kế hoạch Bộ Công Thương phân giao cần được cơ quan quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn, đại diện Petrolimex đề xuất.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp
Bên trong Nhà máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn.

Về phía đơn vị sản xuất xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nguồn cung cho thị trường trong nước, Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) đang vận hành Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn ổn định với 103% công suất đã cam kết với Bộ Công Thương nhờ ưu thế có nguồn dầu thô đầu vào được nhập khẩu dài hạn và bảo đảm từ phía Kuwait.

Đại diện NSRP cho biết, trong quý III vừa qua, Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn vận hành ổn định và cung cấp ra thị trường gần 1,7 triệu tấn xăng dầu, hoàn thành 100% sản lượng cam kết với Bộ Công Thương và bên bao tiêu sản phẩm là Chi nhánh Phân phối Sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn (PVNDB). Trong tháng 10 vừa qua, nhà máy đã vận hành ở công suất trung bình 103,5% và đưa ra thị trường hơn 656 nghìn tấn xăng dầu các loại. Tháng 11 và 12 sắp đến, nhà máy tiếp tục duy trì vận hành 100% công suất theo thiết kế để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Dự kiến trong quý IV này, sản lượng xăng dầu của NSRP sẽ đạt hơn 1,9 triệu tấn.

Để đảm bảo cho Nhà máy có đủ nguồn dầu thô dự trữ hoạt động 100% công suất, NSPP đã lên kế hoạch nhập 9 chuyến dầu thô trong quý IV. Cụ thể, trong tháng 10 vừa qua đã nhập 3 chuyến dầu thô với tổng khối lượng 840 nghìn tấn. Trong tháng 11 và 12 tới đây, NSRP tiếp tục nhập 6 chuyến với tổng khốil lượng 1,68 triệu tấn, đảm bảo nguồn nguyên liệu để thực hiện đúng cam kết sản lượng với Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, NSRP tiếp tục tạo thuận lợi trong cung cấp sản phẩm xăng dầu ra thị trường theo yêu cầu của bên bao tiêu thông qua việc xuất hàng bằng cả đường biển và đường bộ, đại diện NSRP cho biết.

Kim Anh

Doanh nghiệp đang chịu lỗ bởi chi phí kinh doanh xăng dầu như thế nào?Doanh nghiệp đang chịu lỗ bởi chi phí kinh doanh xăng dầu như thế nào?
[Podcast] NMLD Dung Quất tiếp tục tăng công suất góp phần ổn định thị trường xăng dầu trong nước[Podcast] NMLD Dung Quất tiếp tục tăng công suất góp phần ổn định thị trường xăng dầu trong nước
Xử lý nghiêm, toàn diện vi phạm kinh doanh xăng dầuXử lý nghiêm, toàn diện vi phạm kinh doanh xăng dầu
[Podcast] Petrovietnam về đích chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô, nỗ lực cung ứng tối đa xăng dầu cho thị trường[Podcast] Petrovietnam về đích chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô, nỗ lực cung ứng tối đa xăng dầu cho thị trường
Chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô cán đích, Petrovietnam nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trườngChỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô cán đích, Petrovietnam nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,400 ▼100K 89,500
AVPL/SJC HCM 87,400 ▼100K 89,500 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 87,400 ▼100K 89,500
Nguyên liệu 9999 - HN 74,950 ▼250K 75,750 ▼250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,850 ▼250K 75,650 ▼250K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,400 ▼100K 89,500
Cập nhật: 17/05/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
TPHCM - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Hà Nội - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Hà Nội - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Đà Nẵng - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Đà Nẵng - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Miền Tây - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Miền Tây - SJC 87.800 ▲100K 89.900 ▼100K
Giá vàng nữ trang - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 75.100 ▼250K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 75.100 ▼250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 75.000 ▼300K 75.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.600 ▼230K 57.000 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 43.090 ▼180K 44.490 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.280 ▼130K 31.680 ▼130K
Cập nhật: 17/05/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,465 ▼50K 7,645 ▼55K
Trang sức 99.9 7,455 ▼50K 7,635 ▼55K
NL 99.99 7,470 ▼50K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,465 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,530 ▼50K 7,675 ▼55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,530 ▼50K 7,675 ▼55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,530 ▼50K 7,675 ▼55K
Miếng SJC Thái Bình 8,740 ▼10K 8,990 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,740 ▼10K 8,990 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,740 ▼10K 8,990 ▼10K
Cập nhật: 17/05/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 87,400 ▼100K 89,900 ▼100K
SJC 5c 87,400 ▼100K 89,920 ▼100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 87,400 ▼100K 89,930 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,200 ▼150K 76,800 ▼250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,200 ▼150K 76,900 ▼250K
Nữ Trang 99.99% 75,000 ▼250K 76,000 ▼250K
Nữ Trang 99% 73,248 ▼247K 75,248 ▼247K
Nữ Trang 68% 49,335 ▼170K 51,835 ▼170K
Nữ Trang 41.7% 29,345 ▼104K 31,845 ▼104K
Cập nhật: 17/05/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,547.75 16,714.90 17,251.07
CAD 18,209.86 18,393.79 18,983.82
CHF 27,355.96 27,632.28 28,518.66
CNY 3,453.32 3,488.21 3,600.64
DKK - 3,636.94 3,776.20
EUR 26,933.18 27,205.23 28,409.87
GBP 31,391.87 31,708.96 32,726.11
HKD 3,179.06 3,211.17 3,314.18
INR - 304.02 316.17
JPY 157.41 159.00 166.60
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,695.48 86,001.25
MYR - 5,375.37 5,492.59
NOK - 2,327.42 2,426.23
RUB - 266.52 295.04
SAR - 6,767.26 7,037.78
SEK - 2,324.82 2,423.52
SGD 18,420.83 18,606.90 19,203.76
THB 620.03 688.92 715.30
USD 25,220.00 25,250.00 25,450.00
Cập nhật: 17/05/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,725 16,825 17,275
CAD 18,428 18,528 19,078
CHF 27,596 27,701 28,501
CNY - 3,485 3,595
DKK - 3,654 3,784
EUR #27,174 27,209 28,469
GBP 31,824 31,874 32,834
HKD 3,187 3,202 3,337
JPY 160.04 160.04 167.99
KRW 16.98 17.78 20.58
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,335 2,415
NZD 15,309 15,359 15,876
SEK - 2,322 2,432
SGD 18,438 18,538 19,268
THB 648.23 692.57 716.23
USD #25,250 25,250 25,450
Cập nhật: 17/05/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,150.00 25,450.00
EUR 27,087.00 27,196.00 28,407.00
GBP 31,525.00 31,715.00 32,705.00
HKD 3,195.00 3,208.00 3,314.00
CHF 27,506.00 27,616.00 28,486.00
JPY 159.51 160.15 167.51
AUD 16,660.00 16,727.00 17,239.00
SGD 18,533.00 18,607.00 19,168.00
THB 683.00 686.00 715.00
CAD 18,327.00 18,401.00 18,952.00
NZD 15,304.00 15,817.00
KRW 17.96 19.65
Cập nhật: 17/05/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25219 25270 25450
AUD 16754 16804 17314
CAD 18475 18525 18977
CHF 27799 27849 28412
CNY 0 3486.5 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27385 27435 28138
GBP 31958 32008 32661
HKD 0 3250 0
JPY 161.26 161.76 166.27
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0393 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15347 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18683 18733 19290
THB 0 660.9 0
TWD 0 780 0
XAU 8700000 8700000 8970000
XBJ 7000000 7000000 7420000
Cập nhật: 17/05/2024 12:00