Chấn động nhân sự trong chính trường Nga

09:00 | 18/01/2020

|
(PetroTimes) - Chỉ vài giờ sau khi công bố Thông điệp liên bang hàng năm trước Quốc hội liên bang, Tổng thống V.Putin bất ngờ ký Sắc lệnh chấp thuận từ chức của Chính phủ của Thủ tướng D.Medvedev, đồng thời đề cử M.Mishutin, Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Thuế liên bang làm Thủ tướng mới.

Chiều ngày 16/01, Duma quốc gia Nga thông qua đề cử M.Mishutin vào vị trí Thủ tướng mới. Chính trường Nga bước vào giai đoạn mới trước cuộc bầu cử Duma 1 năm rưỡi và trước bầu cử Tổng thống 2024 bốn năm.

chan dong nhan su trong chinh truong nga

Những quyết định này của Tổng thống V.Putin cho thấy sự rộng lượng chưa từng có trong chính sách xã hội: ngay bây giờ, không phải lúc nào khác, Tổng thống Putin cần sự chấp thuận cao của dân chúng để không có điều gì ngăn chặn hoàn thành quá trình chuyển giao quyền lực này.

Trên con đường hướng tới chế độ dân túy

Những kỳ vọng về một cuộc cải cách Hiến pháp lớn nảy sinh sau cuộc họp báo thường niên năm 2019 của Tổng thống V.Putin. Những kỳ vọng đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của Chính phủ và hệ thống tương tác giữa chúng. Thông điệp Liên bang chỉ rõ rằng, V.Putin sẽ rời vị trí Tổng thống sau khi xây dựng hệ thống cơ chế ảnh hưởng đến các quyết định của người kế nhiệm. Điều này có nghĩa là sự trở lại với trạng thái “lưỡng đầu chế”, vốn đã tồn tại từ năm 2008 đến năm 2011.

Nhiều dự đoán cho rằng, V.Putin rời vị trí sẽ lấy đi quyền lực chủ chốt của vị trí Tổng thống, hạn chế nhiều khả năng của người kế nhiệm. Tuy nhiên, lập luận này không phù hợp với tuyên bố của ông trong Thông điệp liên bang rằng, nước Nga phù hợp với chế động cộng hòa tổng thống và không phù hợp với chế độ cộng hòa nghị viện.

Tất cả các sửa đổi mà Tổng thống Putin khởi xướng không nhằm mục đích củng cố vị trí của chính mình sau khi mãn nhiệm mà là tạo ra các cơ chế cho phép ông điều chỉnh những bất đồng với vị tổng thống tương lai (nếu có). Các cơ chế này buộc Tổng thống mới phải cẩn trọng hơn đối với các nền tảng cơ bản của quản lý nhà nước, nhưng không vô hiệu hóa quyền hạn của tổng thống. Tổng thống V.Putin nhấn mạnh, nguyên thủ quốc gia vẫn là tổng tư lệnh tối cao và lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật sẽ tiếp tục là cấp dưới. Hơn nữa, Tổng thống V.Putin còn đề nghị mở rộng quyền hạn của Tổng thống như đề nghị Hội đồng liên bang sa thải các thẩm phán Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao. Đồng thời, các đặc quyền của Tòa án Hiếp pháp đang được mở rộng – theo yêu cầu của Tổng thống, ông có thể xác minh tính hợp hiến của các luật được Hội đồng liên bang thông qua cũng như các hành vi pháp lý được Chính phủ thông qua. Nói cách khác, Tổng thống tương lai sẽ nhận được “đòn bẩy” mới để tác động đến tình hình trong trường hợp xảy ra xung đột trong hệ thống quyền lực. Có lẽ Tổng thống Putin đã xác định được người kế nhiệm. Và nếu như ông muốn duy trì lãnh đạo đất nước, ông có thể bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống.

Hệ thống phòng ngừa

Mục đích của cuộc cải cách hiến pháp được đề xuất là tạo ra hệ thống các biện pháp bảo vệ thể chế và duy trì tính liên tục của quản lý nhà nước. Tổng thống sẽ không thể tái đắc cử sau 12 năm. Điều đó có nghĩa là nhà lãnh đạo tương lai của Nga sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giới thượng lưu và bị hạn chế tính độc đoán. Về mặt thể chế, nguyên thủ quốc gia trong tương lai vẫn thống trị hệ thống ra quyết định nhưng sẽ bị giới hạn trong một khuôn khổ nghiêm ngặt hơn để điều phối các quyết định nhân sự. Điều này đảm bảo quan hệ và lợi ích của đảng cầm quyền trong trường hợp nảy sinh những bất đồng với tổng thống tương lai. Tổng thống kế nhiệm sẽ phải tính đến ý kiến của đảng cầm quyền khi thành lập chính phủ mới. Trạng thái “lưỡng đầu chế” được thiết lập khi đất nước được điều hành bởi cả Tổng thống mới và cựu Tổng thống - người có thể giữ chức vụ Chủ tịch Duma hoặc Chủ tịch đảng cầm quyền.

Tại sao Tổng thống V. Putin không quay lại vị trí Thủ tướng? Theo Hiến pháp, nguyên thủ quốc gia của chế độ cộng hòa Tổng thống có quyền bãi nhiệm Thủ tướng và các thành viên nội các do mất tín nhiệm. Sự phân phối quyền lực như vậy khiến Thủ tướng phụ thuộc nhiều vào đa số nghị viện và không tránh khỏi nguy cơ bị sa thải. Mặt khác, quyền hạn của Duma Quốc gia, mặc dù mở rộng nhưng mới ở mức trung bình. Sau cuộc bầu cử khóa mới, Duma chưa có cơ hộ thành lập Chính phủ (ít nhất là trong thông điệp này không đề cập tới). Việc thay đổi nội các sẽ tiếp tục gắn với cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Một số hạn chế mới do Tổng thống Putin đề xuất không liên quan đến quyền lực Tổng thống những cũng giảm rủi ro mất ổn định, nhất là rủi ro từ bên ngoài đến tình hình chính trị nội bộ. Nguyên tắc thảo luận ưu việt của luật pháp Nga lên trên luật pháp quốc tế sẽ được thực hiện. Giới tinh hoa sẽ tiếp tục “quốc hữu hóa” - các vị trí chủ chốt phải là những người không hoặc chưa bao giờ có hộ chiếu nước ngoài.

Hội đồng Nhà nước (Госсовет) là nền tảng thể chế?

chan dong nhan su trong chinh truong nga
Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga

Nhiều khả năng Hội đồng Nhà nước sẽ trở thành một cơ quan lập hiến và có thể được trang bị một số đặc quyền như sáng kiến lập pháp và tham gia bổ nhiệm các tỉnh trưởng, thống đốc. Hội đồng Nhà nước được thành lập năm 2000. Trong gần 17 năm, đây là một cơ quan “ngủ yên” với chức năng thực sự là tạo cơ hội cho các tỉnh trưởng, thống đốc tham gia các dự án của Tổng thống. Sự gia tăng quyền lực của cơ quan này có thể sẽ trở thành nền tảng của thể chế, nơi thảo luận các quyết định chiến lược quan trọng.

Ưu điểm của Hội đồng Nhà nước là liên quan đến tất cả các nhánh quyền lực: văn phòng Tổng thống, Chính phủ và thành viên nội các, các thống đốc, tỉnh trưởng các chủ thể liên bang và thậm chí là người đứng đầu các tập đoàn nhà nước và ngân hàng nhà nước (Gazprom, Rosneft, VTB, Sberbank…); trở thành nền tảng quan trọng cho đối thoại giữa các nhánh quyền lực. Quyền lực trong tương lai của Hội đồng Nhà nước chưa được định hình, nhưng sẽ tỷ lệ thuận với mức độ lo ngại của ông V. Putin khi người kế nhiệm có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

D. Medvedev nhậm chức Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh

Mục tiêu thật sự của Tổng thống V. Putin khi luân chuyển ông D. Medvedev giữ vị trí này là: thứ nhất, nó dọn đường cho sự tiến bộ của người kế nhiệm tương lai. Thứ hai, Tổng thống V.Putin cần các điều kiện thuận lợi để chuyển giao quyền lực, củng cố giới tinh hoa và hỗ trợ xã hội. Việc luân chuyển Medvedev như là hoàn thành một bản hợp đồng cũ. Do từ chức, Tổng thống V.Putin phải giải quyết việc làm cho Medvedev. Ở vị trí lãnh đạo Tòa án Hiến pháp hay Gazprom, Medvedev có thể kích động các cuộc xung đột, điều mà V.Putin luôn tránh. Việc chuyển sang Hội đồng an ninh, không làm giảm phẩm giá của Medvedev, mặt khác đưa cựu Thủ tướng vào vị trí an toàn, nơi Medvedev không thực sự ảnh hưởng đến việc ra quyết định về an ninh, quốc phòng (những lĩnh vực thuộc đặc quyền của Tổng thống).

Nước Nga đang bước vào thời kỳ chuyển giao quyền lực lớn và sớm hơn nhiều so với dự kiến. Tổng thống V.Putin vốn nổi tiếng vì thực tế ông thích thực hiện các quyết định quan trọng trong chế độ hoạt động đặc biệt, tốc độ nhanh như chớp, tiết lộ thông tin tối thiểu, thường là vào giây phút cuối cùng. Điều này có nghĩa là các chi tiết quan trọng khác trong quá trình chuyển giao quyền lực sẽ sáng tỏ như: quyền hạn của Hội đồng Nhà nước là gì; ai sẽ là người kế nhiệm Tổng thống?!

Mishustin

Mishustin thuộc về thế hệ các nhà kỹ trị trẻ; người đã tạo dựng sự nghiệp dưới thời Tổng thống V.Putin, người được Putin bổ nhiệm dần vào các vị trí quan trọng. Mishustin không phải bạn của Putin hay thành viên của vòng tròn thân cận của Tổng thống. Dưới thời của Mishustin, Cơ quan Dịch vụ thuế liên bang tăng thu thuế và gánh nặng thuế. Cơ quan này không nằm trong số những cơ quan có tỷ lệ tham nhũng cao như Tổng cục hải quan, Bộ Nội vụ.

Về tính cách, Mishustin nói chung là một người hâm mộ các giải pháp kỹ thuật số. Ông bắt đầu sự nghiệp với máy tính và đảm bảo lĩnh vực thuế của mình được số hóa nhiều nhất. Ông là khách hàng và là nhà sản xuất phần mềm không thua kém Chủ tịch Sberbank G. Gref. Một số dự đoán cho rằng ông là đại diện của lĩnh vực kỹ thuật số theo mệnh lệnh của Chính phủ.

Điều gì khiến Tổng thống V.Putin đưa ra lựa chọn Mishustin? Mishustin thuộc về hai thế giới cùng lúc: quyền lực và kinh tế. Nga được điều hành bởi một liên minh các lực lượng an ninh, chịu trách nhiệm về chủ quyền và các nhà kinh tế, những người chịu trách nhiệm cho tăng trưởng. Mishustin vừa là một quan chức an ninh (dịch vụ thuế cơ bản là một bộ sức mạnh) và là một nhà kinh tế. Ông cũng là một bác sĩ khoa học kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, những kết quả về sự phát triển kỹ thuật số của Mishustin cũng có thể gây ấn tượng với Putin, nhất là trong bối cảnh nước Nga cần theo kịp thế giới bên ngoài và thu hút các thành viên của liên minh cầm quyền, các nhóm ảnh hưởng và nhiều tầng lớp cử tri.

Mishustin, người có vẻ sẽ là thủ tướng kỹ thuật có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí người kế nhiệm Tổng thống Putin. Ông trẻ hơn V.Putin chính xác là một thế hệ chính trị. Theo dõi Tổng thống Putin một thời gian dài, có thể thấy ông Putin tránh những quyết định phức tạp, có thể khiến cử tri phản đối và gây ra sự chia rẽ, quan liêu. Việc bổ nhiệm một thủ tướng đầy triển vọng, hứa hẹn thành công là một quyết định rõ ràng. Mishustin cũng phù hợp cho một số tham số quan trọng của Tổng thống Putin trong giải quyết vấn đề bảo tồn di sản chính trị của mình, trong quá trình chuyển giao quyền lực, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử.

Viễn Đông

Viện nghiên cứu Carnegie Moscow