Các "đại bàng" châu Âu rót hàng chục tỷ USD đầu tư ở Việt Nam

06:00 | 16/10/2021

4,795 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tính đến tháng 9 năm nay, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm 2020) với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các đại bàng châu Âu rót hàng chục tỷ USD đầu tư ở Việt Nam - 1
Báo cáo về tình hình FDI từ châu Âu vào Việt Nam, Chính phủ cho biết một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ)... (Ảnh: Bloomberg).

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cho thấy, thương mại lẫn đầu tư từ các quốc gia thuộc EU vào Việt Nam đều tăng sau khi EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 32,4 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu tính riêng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay đạt 22,81 tỷ USD, tăng 17% so với 7 tháng đầu năm 2020.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 9,61 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Về kết quả thu hút đầu tư từ EU, báo cáo cho biết lũy kế tính đến tháng 9 năm nay, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước, vùng lãnh thổ vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự án.

Trong đó, Hà Lan đứng đầu với 382 dự án và 10,36 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Pháp đứng thứ hai với 632 dự án và 3,62 tỷ USD, chiếm 16,25% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Đức đứng thứ ba với 405 dự án và 2,25 tỷ USD, chiếm 10,13% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.

Báo cáo cũng đề cập tới một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như: Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển)….

Đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên theo Chính phủ, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ), lĩnh vực năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…

Chính phủ dự báo dòng đầu tư trực tiếp FDI từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao.

Tại báo cáo này, Chính phủ cũng đã nêu rõ một số bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện EVFTA.

Cụ thể như một bộ phận doanh nghiệp còn khá thờ ơ, chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu và phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến. Vấn đề nhiều bộ, ngành và địa phương tổ chức hội nghị, hội thảo một cách công phu nhưng không mời được đại diện doanh nghiệp hoặc mời không được thành phần phù hợp vẫn còn khá phổ biến.

Ngoài ra các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ năng lực cạnh tranh còn yếu, giá thành còn cao, chất lượng còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp cũng chưa thực sự chú trọng nâng cao trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực; chưa chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, công tác tiếp cận thị trường còn hạn chế; hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại còn yếu và thiếu.

"Rất nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tận dụng các FTA của Việt Nam", báo cáo nêu rõ.

Bên cạnh đó vấn đề đáp ứng điều kiện về quy tắc xuất xứ vẫn là một thách thức với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo, mặc dù hiện nay đã có một số doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước hay đã có một số dự án đầu tư sản xuất các nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành dệt may… nhưng trong giai đoạn ngắn hạn chưa thể giúp Việt Nam khắc phục được vấn đề này.

Một vấn đề đáng chú ý khác đó là các nguồn lực để triển khai các hoạt động thực thi Hiệp định EVFTA dù còn hạn chế nhưng lại đang phân tán, chưa có sự kết nối khiến cho nhiều hoạt động bị trùng lặp, gây lãng phí và chưa đạt được hiệu quả tối ưu.

Báo cáo đơn cử có những trường hợp cùng một địa điểm diễn ra 2-3 hội thảo cùng về một nội dung nhưng do các cơ quan khác nhau tổ chức. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc các bộ, ngành và địa phương cần tăng cường kết nối và phối hợp với cơ quan chủ trì thực thi FTA là Bộ Công Thương nhưng cho đến nay kết quả thực hiện còn tương đối hạn chế.

Theo Dân trí

Giá nguyên vật liệu tăng Giá nguyên vật liệu tăng "choáng", từ hộp tôm đến đại dự án đều oằn mình
Repsol đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào hydro xanh từ biomethane và điện phân vào năm 2025Repsol đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào hydro xanh từ biomethane và điện phân vào năm 2025
Cơn bão “hoàn hảo” đối với thị trường năng lượng, thế giới nên tiếp tục đầu tư vào NLTT?Cơn bão “hoàn hảo” đối với thị trường năng lượng, thế giới nên tiếp tục đầu tư vào NLTT?
Tranh cãi về chuẩn đầu tư vào khí đốt tự nhiên của EUTranh cãi về chuẩn đầu tư vào khí đốt tự nhiên của EU
4 bước quan trọng trong đầu tư cổ phiếu sinh lời4 bước quan trọng trong đầu tư cổ phiếu sinh lời

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

Tỉ giá