Bản chất của Thỏa thuận OPEC+

07:26 | 17/04/2020

|
(PetroTimes) - Hơn một tháng sau sự sụp đổ của thỏa thuận OPEC+, các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới nhận ra rằng cần phải thống nhất cắt giảm sản lượng khai thác.
ba n cha t cu a tho a thua n opecÔng Trump đã nói gì với Tổng thống Putin trong 3 cuộc điện đàm liên tiếp?
ba n cha t cu a tho a thua n opecArập Saudi nói OPEC và các đối tác có kế hoạch cắt giảm 19,5 triệu bpd
ba n cha t cu a tho a thua n opec

Nguyên nhân chính cho sự thay đổi này là do nhu cầu dầu mỏ giảm mạnh sau khi hầu hết các quốc gia tiến hành các biện pháp cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19. Nhiều đánh giá cho thấy, nhu cầu dầu trong tháng 4 và tháng 5/2020 giảm 20-30%, và trung bình cả năm 2020 sẽ giảm 5-7%. Các cơ sở lưu trữ xăng dầu toàn cầu có thể sẽ được lấp đầy trong vòng một tháng rưỡi đến hai tháng tới và giá dầu Urals sẽ giảm xuống mức dưới 10 USD/thùng.

Thông thường, giữa bất kỳ quyết định hạn chế sản lượng nào và việc cắt giảm thực tế luôn tồn tại một khoảng thời gian trễ. Vì vậy, những quyết định phối hợp hành động cần được thông qua thật nhanh khi mà giá dầu đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Bên cạnh đó, việc sớm nhận ra quy mô sụt giảm nhu cầu tiêu thụ đã giúp những nhà xuất khẩu hiểu rằng, một thỏa thuận không có lợi nhất thời điểm này còn tốt hơn là không có thỏa thuận nào.

Bản chất của thỏa thuận

Các thông số chính xác của thỏa thuận hiện vẫn chưa sáng tỏ. Theo đánh giá của các bộ trưởng năng lượng, tổng khối lượng khai thác cắt giảm trong tháng 5 và tháng 6/2020 sẽ là 15 triệu thùng/ngày, trong đó các nước OPEC+ giảm 10 triệu thùng/ngày và một số quốc gia ngoài OPEC+ như Mỹ, Canada và Na Uy sẽ giảm tổng cộng 5 triệu thùng/ngày. Mức cắt giảm theo thông báo tuy vẫn thấp hơn tốc độ sụt giảm nhu cầu, song nó cho phép tránh nguy cơ lấp tràn các kho xăng dầu trong những tháng tới.

Tuy nhiên, khối lượng cắt giảm theo thỏa thuận khá “ranh mãnh”. Chẳng hạn như Nga và KSA không chọn mốc cắt giảm thực tế trong tháng 2 và tháng 3/2020 mà lại chọn mốc 11 triệu thùng, có nghĩa là khối lượng cắt giảm thực tế sẽ thấp hơn 20-25% theo cam kết trong OPEC+. Không chỉ vậy, kinh nghiệm trong những lần OPEC+ cắt giảm trước cho thấy, các quốc gia OPEC+ thực hiện các cam kết chỉ ở mức 80-90% và không ngoại trừ khả năng lần này còn thấp hơn. Ngoài ra, cũng chưa rõ những nước nào ngoài OPEC+ sẽ tham gia cắt giảm.

Tất cả cho thấy, khối lượng cắt giảm thực tế của OPEC+ sẽ thấp hơn mức cam kết và không xác định được sản xuất dầu thô tại các quốc gia tham gia cắt giảm vẫn còn ở mức cao hay không. Tuy nhiên trong mọi trường hợp thì việc chuyển cuộc chiến tranh giá cả sang hợp tác giữa các nhà sản xuất hàng đầu là một tin tốt lành. Ngay khi Tổng thống Mỹ D. Trump thông báo trên twitter rằng OPEC+ sẵn sàng cắt giảm sản xuất 10 triệu thùng/ngày, giá dầu tương lai đã tăng mạnh 7-8 USD/thùng. Và đây chính là lợi ích mà tất cả các nhà sản xuất dầu mỏ nhận được khi cắt giảm sản lượng.

Nếu mức độ thực hiện các cam kết đủ cao thì chúng ta có thể kỳ vọng giá dầu có thể tăng hơn nữa. Tuy nhiên, giờ chưa phải thời điểm để tính thời gian giá dầu quay trở về mốc đầu tháng 3/2020 (khi dầu Brent ở mức gần 50 USD/thùng) vì sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ hiện nay có quy mô lớn hơn bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung tiềm năng nào.

Phạm TT