3 lý do khiến giá dầu không thể tăng mạnh trong ngắn hạn

09:00 | 28/08/2020

|
(PetroTimes) - Chuyên gia Alex Kimani của hãng tin Oil Price đã đưa ra những phân tích chỉ ra những yếu tố nào đang cản trở quá trình phục hồi của giá dầu trong ngắn hạn.    
3 ly do khien gia dau khong the tang manh trong ngan hanThuế carbon châu Âu có thể “bóp chết” ngành dầu khí Nga
3 ly do khien gia dau khong the tang manh trong ngan hanCông nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ cuối]: Chi phí khai thác và cân bằng thương mại
3 ly do khien gia dau khong the tang manh trong ngan han

Các nhà đầu cơ đẩy giá dầu tăng đã bày tỏ sự thất vọng trong vài tuần qua khi giá dầu vẫn chưa thể bứt phá mặc dù thị trường chứng kiến hàng loạt tin tức cực bao gồm: dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, hầu hết các thành viên OPEC+ đều tuân thủ hạn ngạch cắt giảm sản xuất như đã cam kết.

Ngoài ra, quá trình phục hồi của thị trường dầu mỏ đang vấp phải trở ngại mới. Sau một đợt phục hồi tương đối ngắn, giá dầu đã chững lại sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ tăng trở lại 1,106 triệu đơn vào tuần trước, mặc dù trong tuần trước nữa đã giảm xuống dưới 1 triệu (lần đầu tiên kể từ tháng 3). Số liệu này làm dấy lên nghi ngờ nghiêm trọng về tính bền vững của quá trình phục hồi kinh tế tại Mỹ.

Chuyên gia Tariq Zahir, thành viên của chương trình kinh tế vĩ mô toàn cầu tại Tyche Capital Advisors LLC cho biết, hầu hết các tin tức hỗ trợ giá dầu tăng trong tuần trước đều liên quan đến lượng dầu tồn kho. Việc giá dầu chững lại, không thể bứt phá là một điểm báo không tốt. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang trong tình trạng contango và tiềm ẩn nguy cơ cao đẩy giá dầu giảm.

Dưới đây là ba lý do giải thích tại sao giá dầu vẫn ở trong tình trạng “lấp lửng” lâu hơn nhiều so với sự kỳ vọng của giới đầu cơ:

Tình trạng dư thừa nguồn cung

Nguồn cung dồi dào và thiếu dung tích trống cho lưu trữ dầu là lý do lớn nhất khiến giá dầu lần đầu tiên rơi sâu vào “lãnh thổ” âm trong tháng 4. May mắn là tình hình hiện tại đã tốt hơn nhiều so với 4 tháng trước đó. Đây là lý do tại sao giá dầu đã có một sự phục hồi ấn tượng. Nhưng điều đáng báo động là mặc dù tồn kho dầu của Mỹ đã giảm trong vài tuần qua, nhưng tỷ suất lợi nhuận đã bị thu hẹp đáng kể.

Xu hướng này có nguy cơ sớm bị lật ngược và dự trữ dầu có thể bắt đầu tăng trở lại, tác động tiêu cực đối với giá dầu. Những lo ngại về tồn kho dầu chưa được giải quyết bởi thực tế là vấn đề này xảy ra đúng thời điểm OPEC+ quyết định nới lỏng hạn ngạch cắt giảm sản lượng. Bắt đầu từ 01/8 này, OPEC+ đã thực hiện giai đoạn hai của thỏa thuận với hạn ngạch cắt giảm từ 9,7 triệu thùng/ngày xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày. Theo Hãng tin Bloomberg, giới đầu cơ trên thị trường lo ngại rằng, gia tăng sản lượng của OPEC+ trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu phục hồi không đồng đều sẽ gây áp lực đối với giá dầu.

Hãng phân tích Rystad Energy cũng cảnh báo, tình trạng dư cung mới có thể tiếp tục xảy ra sau khi OPEC+ nới lỏng hạn ngạch cắt giảm sản xuất dầu. Thử nghiệm này của OPEC+ có thể bị phản tác dụng vì thị trường chưa tìm được nguồn tiêu thụ dầu thô đáng kể nào. Thị trường nhiên liệu nói chung sẽ trở lại trạng thái dư cung vừa phải và tình trạng này sẽ kéo dài cho đến tháng 12/2020. Bộ trưởng Năng lượng KSA của Abdulaziz bin Salman đã cố gắng “xoa dịu” sự lo ngại của thị trường khi chỉ ra một số nhà sản xuất trong OPEC+ không tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận và buộc phải cắt giảm bổ sung trong những tháng tới. Tuy nhiên, giới thị trường biết rằng, đối với OPEC+ thì không có gì được đảm bảo.

Sự không chắc chắn về tình hình đại dịch

Phần lớn sự gia tăng giá dầu và các chỉ số chứng khoán thời gian gần đây có liên quan đến tâm trạng lạc quan của thị trường về hy vọng vắc-xin Covid-19 sớm trở thành hiện thực. Thật vậy, thế giới đang chứng kiến cuộc chạy đua phát triển vắc-xin Covid-19 hiệu quả. Có khoảng 185 tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào cuộc đua này với một loại vắc-xin của Nga đã được đăng ký và 7 loại khác đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng ở quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc phát triển một loại vắc-xin Covid-19 tối ưu là một quá trình lâu dài và sự an toàn được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Đó là lý do lớn nhất mà nhiều nước hoài nghi về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin Covid-19 Sputnik V (Nga). Khi chưa lịch trình rõ ràng về thời điểm xuất hiện loại vắc-xin khả thi và an toàn nhất trên thị trường thì nền kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ vẫn đặc biệt dễ bị tổn thương bởi làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần hai. Trong tháng 7 vừa qua, OPEC+ đã bày tỏ sự lo ngại rằng, tốc độ phục hồi của thị trường dầu thô đã chậm hơn so với những dự báo trước đây khi rủi ro ngày càng tăng từ làn sóng đại dịch lần hai.

Sự bùng nổ của năng lượng tái tạo

Trong suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư về mối liên hệ giữa dầu và năng lượng tái tạo, họ thường xem xét mối liên hệ này dưới góc độ giá dầu thấp có thể làm chậm sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Về nguyên tắc, đây là nhận định đúng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy giá dầu thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến động lực phát triển phát triển năng lượng tái tạo. Ngược lại, nhu cầu về năng lượng tái tạo vẫn đang tiếp tục tăng trong thời gian đại dịch, thời điểm mà nhiên liệu hóa thạch đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu lớn nhất trong lịch sử.

Làn sóng cắt giảm tài sản, đầu tư và chi tiêu khổng lồ đang diễn ra trong ngành dầu khí là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các công ty dầu khí cuối cùng đã phải chấp nhận thực tế rằng "giá thấp" có thể là một hình thái mới của thị trường dầu như những gì CEO của Shell đã dự báo cách đây 3 năm. Mặc dù vậy, phe đầu cơ tăng giá có thể sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Việc tiếp tục cắt giảm đầu tư vào các dự án dầu khí có thể dẫn đến sự thâm hụt nguồn cung khiến giá dầu tăng đột biến.

Phạm TT

Theo Oil Price